Home / Hoạt động nghề nghiệp / Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có điểm gì khác so với ls hành nghề trong vpls cty luật

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có điểm gì khác so với ls hành nghề trong vpls cty luật

Hiện nay, luật sư có 3 hình thức hành nghề luật sư bao gồm: Thành lập/ tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; hành nghề theo hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư; hành nghề với tư cách cá nhân. Vậy thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có điểm gì khác so với ls hành nghề trong VPLS CTY luật? Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có được tham gia tố tụng không? Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích và giải đáp chi tiết vấn đề để các bạn hiểu rõ.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có điểm gì khác so với ls hành nghề trong vpls cty luật

I. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có điểm gì khác so với LS hành nghề trong VPLS CTY luật?

Tiêu chí so sánh

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân

Luật sư hành nghề trong VPLS, Cty luật

1. Hình thức hành nghề Làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức (gọi tắt là đơn vị) không phải là tổ chức hành nghề luật sư.

(công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, trung tâm tư vấn pháp luật,…)

– Thành lập VPLS

– Thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật

– Làm việc cho VPLS, Cty luật theo hợp đồng lao động

2. Cung cấp dịch vụ pháp lý Được thực hiện dịch vụ pháp lý theo nội dung hợp đồng lao động Được thực hiện dịch vụ pháp lý thông qua VPLS, Cty luật.
2.1. Tham gia tố tụng

 

– Tham gia tố tụng khi có ủy quyền của cấp trên tại đơn vị luật sư đang làm việc.

– Tham gia tố tụng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước và cơ quan tố tụng.

– Tham gia tố tụng thông qua tổ chức hành nghề luật sư.

– Tham gia tố tụng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước và cơ quan tố tụng.

2.2. Tư vấn pháp luật – Tư vấn pháp lý cho đơn vị mình đã ký hợp đồng lao động

– Trợ giúp pháp lý theo quy định

– Tư vấn pháp luật thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý của VPLS, Cty luật.

– Trợ giúp pháp lý theo quy định

2.3. Đại diện ngoài tố tụng của luật sư Đại diện ngoài tố tụng theo sự phân công của đơn vị mình đang làm việc. Đại diện ngoài tố tụng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý của VPLS, Cty luật.
2.4. Dịch vụ pháp lý khác của luật sư Thực hiện thủ tục hành chính; thủ tục khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch… theo sự phân công, ủy quyền của đơn vị mình đang làm việc. Thực hiện thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch,… thông qua hợp đồng dịch vụ pháp lý của VPLS, Cty luật.
3. Hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư Không được hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư. Được hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm Nếu không có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải tự mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Được VPLS, Cty luật mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

1. Điểm giống nhau giữa luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và ls hành nghề trong vpls cty luật

– Đều phải tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ

Tại điểm đ khoản 2 Điều 21 Luật luật sư 2015 quy định tất cả luật sư có nghĩa vụ phải tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ, kể cả luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư.

Trường hợp không tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức như: Khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng, xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.

Ngoài ra, luật sư không tham gia bồi dưỡng bắt buộc còn bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

– Điều phải thực hiện trợ giúp pháp lý theo yêu cầu

Cả luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và hành nghề trong VPLS, CTY luật đều phải thự hiện trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu.

– Chỉ được làm việc cho một đơn vị duy nhất.

Tất cả luật sư (bao gồm cả luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và hành nghề trong VPLS, CTY luật) chỉ được làm việc cho một cơ quan, tổ chức duy nhất, ngoài cơ quan tổ chức mình đang làm việc ra thì không được làm cho cơ quan, tổ chức khác.

– Khi cung cấp dịch vụ pháp ý phải thông qua cơ quan, tổ chức nơi mình đang làm việc

+ Đối với luật sư hành nghề trong VPLS và CTY luật thì khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý phải nhân danh tổ chức hành nghề luật sư để ký hợp đồng và phải có ủy quyền.

+ Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tại Trung tâm tư vấn pháp luật thì phải có văn bản ủy quyền của Trung tâm tư vấn pháp luật đó khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý.

+ Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tại cơ quan, tổ chức khác thì chỉ được phép cung cấp dịch vụ pháp lý cho duy nhất một mình cơ quan, tổ chức đó.

2. Sự khác nhau giữa luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và ls hành nghề trong vpls cty luật

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải tự mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Tại khoản 6 Điều 40 Luật luật sư quy định, tổ chức hành nghề luật sư (VPLS, CTY luật) có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Tại khoản 2 Điều 49 Luật luật sư quy định, trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Như vậy, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải tự mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp nếu như hợp đồng lao động không có thỏa thuận, trong khi đó luật sư hành nghề trong VPLS, CTY Luật thì được tổ chức nơi mình làm việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân ít được tham gia tố tụng hơn so với luật sư hành nghề trong VPLS, CTY luật

Theo quy định, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan tổ chức nào thì chỉ được phép cung cấp dịch vụ pháp lý cho duy nhất cơ quan, tổ chức đó. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức đó không chuyên về dịch vụ pháp lý thì luật sư ít được tham gia tố tụng hơn, chỉ gói gọn công việc nội bộ liên quan đến pháp luật của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đó.

Đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật thì tần suất tham gia tố tụng nhiều hơn, tuy nhiên vẫn không nhiều hơn so với luật sư hành nghề trong VPLS, TY luật. Bỏi vì công ty luật, văn phòng luật sư là tổ chức chuyên về dịch vụ pháp lý nhiều hơn, cho nên được khách hàng lựa chọn nhiều hơn.

II. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có được tham gia tố tụng không?

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được tham gia tố tụng trong phạm vi cơ quan, tổ chức mà mình làm việc theo hợp đồng lao động, theo đó luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia tố tụng trong 2 trường hợp: Khi có ủy quyền của cấp trên và tham gia tố tụng hình sự khi có yêu cầu của Cơ quan tiến hành tố tụng.

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có được tham gia tố tụng không?

1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được tham gia tố tụng khi có ủy quyền của cấp trên

Trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động mà khi cơ quan, tổ chức đó có phát sinh các vấn đề pháp lý thì cơ quan, trô chức đó có thể ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng bằng hình thức người đại diện theo ủy quyền.

Ví dụ: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho một công ty chuyên sản xuất, mua bán hàng hóa. Khi công ty này có tranh chấp hợp đồng với khách hàng, đối tác thì sẽ có kiện tụng, lúc này công ty có thể ủy quyền cho luật sư đang làm việc theo hợp đồng lao động cho mình để tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền.

Hoặc trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật thì khi khách hàng có ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với Trung tâm tư vấn pháp luật đó để kiện tranh chấp hợp đồng. Lúc này, trung tâm có thể ủy quyền cho luật sư để tham gia tố tụng trong vụ án tranh chấp hợp đồng của khách hàng.

Lưu ý, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân đang làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động thì không được làm việc cho cơ quan, tổ chức khác, không được lấy tư cách cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức để ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng nếu không có văn bản ủy quyền.

2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được tham gia tố tụng trong vụ án hình sự khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng.

Tại điểm h khoản 1 Điều 9 Luật luật sư sửa đổi 2015 quy định luật sư không được từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;

Tại điểm d khoản 2 Điều 21 Luật luật sư cũng quy định luật sư có nghĩa vụ thực hiện trợ giúp pháp lý

Tại khoản 2 Điều 31 Luật luật sư cũng quy định luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam

Điểm c khoản 2 Điều 29 Điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam quy định luật sư có nghĩa vụ tham gia phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Liên đoàn, Đoàn Luật sư;

Như vậy, tất cả luật sư (bao gồm cả luật sư hành nghề với tư cách cá nhân và luật sư hành nghề trong vpls cty luật) đều phải tham gia tố tụng khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng về việc trợ giúp pháp lý. Do đó, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân được tham gia tố tụng khi cơ quan tố tụng yêu cầu, cơ quan tổ chức nơi luật sư đang làm việc có trách nhiệm tạo điều kiện cho luật sư tham gia tố tụng theo quy định.

5/5 - (4 votes)

Bài nổi bật

Người tư vấn không phải chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn của mình?

Người tư vấn có phải chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn của mình không?

Người tư vấn không phải chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn của mình …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *