Có ý kiến cho rằng, hoạt động nghề nghiệp của luật sư mang tính tự do ảnh chỉ có đồng ý với quan điểm trên hay không? Hiện nay, nghề Luật sư là một trong những nghề có điều kiện, để được hành nghề luật sư tại Việt Nam thì các bạn phải đáp ứng được những điều kiện và tiêu chuẩn nhất định. Tuy nhiên, sau khi đã trở thành luật sư rồi thì các bạn có thể hoạt động tự do hay phải tuân thủ theo khuôn khổ mà pháp luật đã quy định? Cùng tìm hiểu bài phân tích sau đây để thấy được đặc điểm của nghề nghiệp luật sư Việt Nam, từ đó giúp bạn cân nhắc có nên học nghề luật sư hay là không.
Mục lục
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư mang tính tự do, anh chị có đồng ý với quan điểm trên hay không?
Hoạt động nghề nghiệp của Luật sư mang tính độc lập, tự chủ, nhưng không tự do, bởi khi đã được cấp thẻ hành nghề luật sư thì trong quá trình hành nghề, luật sư phải tuân thủ theo quy định pháp luật như: Phải hoạt động liên tục 3 năm liên tục, phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ bắt buộc,… Làm cho nghề luật sư không thực sự tự do.
Tự do hiểu theo đúng nghĩa là hình thức không bị ràng buộc, không bị gò bó trong khuôn khổ, muốn làm thì làm, muốn nghỉ thì nghỉ và nghỉ trong thời gian nhiêu lâu cũng được. Tuy nhiên, một khi đã là luật sư thì bạn có thể hoạt động tự do mà phải tuân thủ theo quy định pháp luật và các văn bản điều chỉnh khác có liên quan.
1. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư không phải là hoạt động nghề nghiệp tự do vì các lý do sau:
– Thứ nhất, Luật sư buộc phải gia nhập Đoàn luật sư, hành nghề liên tục trong trong thời gian nhất định.
Một nghề nghiệp được gọi là tự do khi người hành nghề muốn làm thì làm, muốn nghỉ thì nghỉ, và nghỉ trong thời gian bao lâu cũng được. Tuy nhiên, đối với nghề nghiệp luật sư lại khác, luật sư không được phép ngưng hành nghề trong thời gian quá 3 năm liên tiếp, không tuân thủ sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Tại điểm d và đ khoản 1 Điều 18 Luật luật sư hợp nhất 2015 [Luật số 03/VBHN-VPQH] quy định như sau:
+ Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn 2 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
+ Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn 3 năm kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.
– Thứ hai, luật sư có nghĩa vụ phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ bắt buộc.
Tại điểm đ khoản 2 Điều 21 Luật số 03/VBHN-VPQH quy định: Luật sư có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ. Theo đó, sau khi đã được cấp chứng chỉ hành nghề, luật sư còn có nghĩa vụ phải tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ bắt buộc, mà khi đã gọi là bắt buộc thì buộc phải tham gia, do vậy mà hoạt động nghề nghiệp luật sư không thể gọi là tự do.
– Thứ ba, luật sư có nghĩa vụ phải thực hiện trợ giúp pháp lý, tham gia tố tụng theo yêu cầu.
Tại điểm c và d khoản 2 Điều 21 Luật số 03/VBHN-VPQH quy định luật sư có nghĩa vụ: Tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu và thực hiện trợ giúp pháp lý. Theo đó, luật sư khi hành nghề bị ràng buộc bởi nghĩa vụ trợ giúp pháp lý miễn phí mà hông thể từ chối, khi không có quyền từ chối một vụ việc mà mình không thích thì không thể gọi là công việc tự do.
Từ các quy định pháp luật tại d và đ khoản 1 Điều 18 Luật số 03/VBHN-VPQH, các điểm c, d, đ khoản 2 Điều 21 Luật số 03/VBHN-VPQH, khẳng định hoạt động nghề nghiệp luật sư không phải là một nghề nghiệp tự do, mà khi hành nghề luật sư phải tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp Luật sư Việt Nam và quy định pháp luật liên quan.
2. Điều kiện và tiêu chuẩn để được hoạt động nghề nghiệp luật sư tại Việt Nam
Tiêu chuẩn để trở thành luật sư:
Tại Điều 10 Luật số 03/VBHN-VPQH quy định tiêu chuẩn để trở thành luật sư như sau:
– Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,
– Có phẩm chất đạo đức tốt,
– Có bằng cử nhân luật,
– Đã được đào tạo nghề luật sư,
– Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư,
– Có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư.
Khi bạn đáp ứng được những tiêu chuẩn nêu trên thì thì có thể trở thành luật sư. Tuy nhiên, không phải bạn đáp ứng được những tiêu chuẩn ở trên thì có thể ngay lập tức hành nghề, mà để hành nghề thì bạn phải đáp ứng thêm một số điều kiện cụ thể dưới đây.
Điều kiện hành nghề luật sư
Tại Điều 11 Luật số 03/VBHN-VPQH quy định điều kiện để hành nghề luật sư như sau:
– Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tại Điều 10 nêu trên.
– Có chứng chỉ hành nghề luật sư: Khi bạn đã đạt yêu cầu trong kỳ thi kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thì các bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, sau đó gửi đến Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư để được cấp chứng chỉ hành nghề.
– Gia nhập một Đoàn luật sư: Sau khi có chưng chỉ hành nghề luật sư, các bạn mong muốn hành nghề ở khu vực tỉnh thành nào thì gia nhập đoàn luật sư nơi đó để hành nghề.
Như vậy, trên đây là phân tích vấn đề hoạt động nghề nghiệp của luật sư mang tính tự do ảnh chỉ có đồng ý với quan điểm trên hay không hy vọng sẽ giúp các bạn đang có ý định theo nghề nghiệp luật sư có cái nhìn tổng quát hơn để giúp cho việc định hướng nghề nghiệp của mình một cách chín chắn và hiệu quả, chúc các bạn thành công