Chi phí thuê luật sư ly hôn giành quyền nuôi con và chia tài sản hết bao nhiêu tiền? Quyền nuôi và phân chia tài sản trong vụ việc ly hôn con là những yêu cầu phổ biến và quan trọng mà trong bất kỳ vụ án ly hôn (đơn phương, thuận tình) nào đương sự cũng mong muốn. Tuy nhiên, khi xem xét giao con cho vợ hoặc chồng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục thì Tòa án sẽ căn cứ vào yếu tố khác nhau. Theo đó, khi ly hôn các đương sự cần chuẩn bị các yếu tố quan trọng đẻ giành quyền nuôi con một cách hiệu quả.
Mục lục
1. Chi phí thuê luật sư ly hôn giành quyền nuôi con
STT |
Nội dung công việc |
Chi phí thuê luật sư giành quyền nuôi con |
1 | – Luật sư tư vấn quy định pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn
– Luật sư hướng dẫn thu thập tài liệu, chứng cứ để giành quyền nuôi con |
Từ 2.000.000 – 6.000.000 đ |
2 | – Luật sư soạn đơn ly hôn, yêu cầu giành quyền nuôi con
– Tư vấn quy trình, thủ tục ly hôn |
Từ 1.000.000 – 2.000.000 đ |
3 | Luật sư tham gia phiên tòa xét xử để giành quyền nuôi con cho khách hàng | Từ 10.000.000 – 25.000.000 đ |
Lưu ý: Biểu phí trên đây để khách hàng tham khảo, tùy thuộc vào từng vụ việc cụ thể, tính chất và mức độ phức tạp của vụ việc mà chúng tôi sẽ có sự điều chỉnh chi phí sao cho phù hợp nhất.
Nhau Hau Law là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thuê luật sư ly hôn uy tín và chuyên nghiệp, với đội ngũ luật sư có chuyên môn trong trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cùng với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ly hôn giành quyền nuôi con và chia tài sản, chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
2. Ly hôn giành quyền nuôi con được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014, quyền nuôi con khi ly hôn được quy định cụ thể như sau:
1. Khi ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận người trực tiếp nuôi con
Theo quy định pháp luật, khi ly hôn thì vợ, chồng có quyền “thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con”. Theo đó, khi mâu thuẫn trong gia đình xảy ra mà không thể hòa giải dẫn đến hậu quả ly hôn thì vợ, chồng có quyền thỏa thuận người sẽ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con. Người không trực tiếp nuôi dưỡng vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng để người kia nuôi con.
Ví dụ: Khi vợ chồng ly hôn, nếu xét thấy người chồng làm công việc kinh doanh thị trường, do tính chất công việc thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Còn người vợ thì làm công việc kế toán, có thời gia ổn định trong giờ hành chính. Khi đó, các bên có thể thỏa thuận với nhau để người vợ nuôi con, còn người chồng cấp dưỡng một khoản tiền (các bên thỏa thuận về khoản tiền này) để người vợ nuôi con.
Trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì không cần thuê luật sư ly hôn giành quyền nuôi con, các bạn có thể làm đơn và gửi đến Tòa án để được giải quyết theo thủ tục.
2. Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi (dưới 3 tuổi), quyền nuôi con thuộc về người mẹ
Theo quy định pháp luật, khi ly hôn mà “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi”. Tuy nhiên, người chồng vẫn có thể nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu như thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
Trong trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để nuôi con (kinh tế, thời gian, sức khỏe, tinh thần, năng lực hành vi dân sự,…) mà người chồng có đầy đủ các điều kiện tốt cho con, bảo đảm cho con có thể có cuộc sống tốt hơn thì trong trường hợp này, Tòa án sẽ xem xét giao con cho người chồng trực tiếp nuôi dưỡng.
Ví dụ: Tại thời điểm ly hôn con dưới 36 tháng tuổi, người vợ bị mắc bệnh hiểm nghèo và đang thất nghiệp, đang mắc nhiều khoản nợ, hoặc người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người mẹ thất nghiệp nhưng nghiện hút, vướng mắc tệ nạn xã hội, hoặc người mẹ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con,… Thì người vợ có thể không được quyền nuôi con, khi đó nếu người chồng có điều kiện tốt hơn thì có thể được quyền nuôi con sau ly hôn.
Trong trường hợp này, nếu như chữa rõ vấn đề các bạn có thể thuê luật sư ly hôn giành quyền nuôi con để được tư vấn và hỗ trợ các thủ tục cần thiết tốt hơn.
– Vợ, chồng khi ly hôn và có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Mặc dù con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho người mẹ nuôi dưỡng. Tuy nhiên, nếu như vợ chồng có thỏa thuận để người chồng nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét giao con dưới 36 tháng tuổi cho người chồng trực tiếp nuôi dưỡng.
Ví dụ: Tại thời điểm ly hôn người con mới được 35 tháng tuổi, nhưng người vợ đang thất nghiệp và đang bị bệnh nặng. Còn người chồng thì đang có sức khỏe bình thường, công việc ổn định. Xét thấy người vợ không thể chăm sóc cho con được tốt thì cả 2 vợ chồng có thể thỏa thuận để người chồng trực tiếp nuôi con.
3. Trường hợp con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi thì quyền nuôi con là ngang nhau
Trong trường hợp tại thời điểm ly hôn mà người con đã đủ từ 3 – 7 tuổi mà các bên không có thỏa thuận nào về việc nuôi con thì quyền nuôi con của vợ chồng là ngang nhau. Theo đó, các bên nếu muốn giành quyền nuôi con thì phải chứng minh với Tòa án mình có điều kiện tốt hơn người kia về tài chính, sức khỏe, thời gian, tinh thần, và các yếu tố liên quan khác.
Ví dụ: Khi ly hôn mà người con được 5 tuổi. Nếu cả 2 vợ chồng đều muốn giành quyền nuôi con thì cần phải chứng minh mình có đủ điều kiện kinh tế để nuôi con, bảo đảm cho con được học hành tốt, có đủ thời gian để chăm sóc và giáo dục con, có nơi ở hợp pháp cho con ở, có sức khỏe tốt,…
Trong trường hợp này, các bạn nên liên hệ thuê luật sư ly hôn giành quyền nuôi con để được tư vấn và hỗ trợ các nội dung liên quan hiệu quả hơn.
4. Trường hợp con từ đủ 07 tuổi thì Tòa án phải hỏi người con muốn ở với bố hay mẹ?
Theo quy định pháp luật, tại thời điểm giải quyết ly hôn “nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Như vậy, ý chí và nguyện vọng của con muốn ở với ai cũng là một căn cứ để Tòa án giải quyết yêu cầu của các bên, tuy nhiên nguyện vọng của con không phải là căn cứ quan trọng duy nhất, việc xem xét nguyện vọng của con để tham khảo làm căn cứ đưa ra quyết định.
Chẳng hạn, trong vụ việc ly hôn mà người chồng ham mê cờ bạc, đang thất nghiệp, không có tài sản riêng để bảo đảm cho cuộc sống của con được tốt, trong khi đó người vợ có công việc ổn định và thu nhập ổn định, khi xem xét nguyện vọng người con muốn ở với bố, trong trường hợp này Tòa án sẽ xem xét quyền lợi về mọi mặt của người con, giao con cho người mẹ nuôi dưỡng.
Trường hợp con từ đủ 07 tuổi mà bạn muốn giành quyền nuôi con thì các bạn nên thuê luật sư tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
3. Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn
Khi ly hôn mà con trên 36 tháng tuổi, các bên đều muốn giành quyền nuôi con thì cần chứng minh các vấn đề cơ bản sau đây:
1. Điều kiện về tài chính:
Các bên cần chứng minh điều kiện tài chính của mình nhỉnh hơn bên còn lại, bằng cách sao kê bảng lương, hoặc chứng minh thu nhập (nếu làm công việc tự do) qua sao kê tài khoản ngân hàng, hoặc chứng minh bằng các loại tài sản khác như nhà, đất, công ty, cổ phần, dự án,…
2. Điều kiện về nơi ở hợp pháp:
Người nào có nơi ở hợp pháp bảo đảm cho con có nơi ở sau khi ly hôn là một lợi thế để giành quyền nuôi con khi ly hôn. Các bên có thể chứng minh có nơi ở hợp pháp bằng hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê chung cư – phòng trọ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản riêng của mình, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có thể xây nhà sau khi ly hôn) là tài sản riêng của mình,…
3. Điều kiện về thời gian:
Theo nguyên tắc, người nào có thời gian dành cho con nhiều hơn thì sẽ chăm sóc con được tốt hơn, có thời gian thì mới có thể dạy dỗ, giáo dục con được tốt, cũng như bảo đảm cho con được hưởng các điều kiện về học tập, vui chơi giải trí và các vấn đề liên quan khác,…
Ví dụ: Khi ly hôn, người chồng làm công việc tài xế đường dài, còn người vợ thì làm công việc kế toán. Trong trường hợp này rõ ràng người vợ là bên có thời gian ổn định và có thời gian dành cho con nhiều hơn người chồng.
Cần lưu ý, đối với một người đang thất nghiệp, mặc dù thời gian là rất nhiều, họ có thể dành thời gian cho con cả ngày liên tục, nhưng đó không được xem là căn cứ trong phạm trù thời gian này.
4. Điều kiện về sức khỏe:
Tất nhiên, người nuôi con phải có sức khỏe bình thường, không bị mắc bệnh hiểm nghèo là điều kiện tốt để giành quyền nuôi con. Khi có sức khỏe tốt thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sẽ tốt và đó là một trong những căn cứ quan trọng. Các bên có thể cung cấp giấy khám sức khỏe của Bệnh viện đa khoa (có chứng nhận hợp pháp).
5. Điều kiện về tình cảm:
Ai có tình cảm với con nhiều hơn? Đây là một câu hỏi nhưng chắc chắn mọi người sẽ nhận ra vấn đề mấu chốt, khi một người có tình cảm nhiều hơn thì chắc chắn sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con tốt hơn. Tuy nhiên, việc chứng minh tình cảm là điều khó và cần nhiều biện pháp khác nhau.
6. Điều kiện về tri thức:
Ai có trình độ văn hóa cao hơn? Đây không phải là một tiêu chí quan trọng, nhưng nếu như trình độ về tri thức lệch nhau quá xa thì người có trình độ cao hơn sẽ lợi thế hơn.
Chẳng hạn, tại thời điểm ly hôn mà người chồng có trình độ văn hóa 7/12, còn người vợ thì có trình độ thạc sĩ, khả năng kinh tế của 2 bên là ngang nhau, thời gian là ngang nhau,… thì rõ ràng người vợ chiếm ưu thế hơn khi ly hôn giành quyền nuôi con.
4. Quy trình thuê luật sư giành quyền nuôi con khi ly hôn
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng
Đầu tiên, khách hàng khi có nhu cầu thuê luật sư ly hôn giành quyền nuôi con hãy liên hệ đến văn phòng công ty luật Nhân Hậu để được tư vấn cụ thể.
Để giúp khách hàng bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bạn cần trình bày trung thực, chính xác nội dung vụ việc, cung cấp thông tin và tài liệu liên quan chính xác, đầy đủ. Căn cứ vào nội dung vụ việc, chúng tôi sẽ nghiên cứu và đánh giá, đồng thời tư vấn thu thập thêm tài liệu, chứng cứ (nếu còn thiếu) để bảo vệ khách hàng tốt nhất.
Bước 2: Hai bên ký hợp đồng dịch vụ pháp lý và giấy ủy quyền
Để bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật và bảo đảm quyền lợi của khách hàng, 2 bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý. Khi ký hợp đồng thuê luật sư ly hôn giành quyền nuôi con khách hàng thanh toán 50% giá trị hợp đồng.
Tiếp theo, khách hàng cần ủy quyền cho chúng tôi để thực hiện các công việc liên quan như: Ủy quyền nộp đơn ly hôn, ủy quyền đóng tạm ứng án phí, ủy quyền thu thập tài liệu, chứng cứ (nếu có), và các nội dung liên quan khác nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng được tốt nhất.
Bước 3: Luật sư nghiên cứu hồ sơ để tìm biện pháp bảo vệ tốt nhất
Trước khi tiến hành công việc, chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ hồ sơ để tìm ra phương án bảo vệ tốt nhất cho khách hàng, đồng thời trao đổi với khách hàng cụ thể về từng phương án mà chúng tôi đề xuất, nếu khách hàng đồng ý thì chúng tôi sẽ tiến hành công việc.
Trên thực tế, trong vụ việc ly hôn có nhiều trường hợp và phương án bảo vệ theo hướng có lợi cho khách hàng. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu hồ sơ, chúng tôi sẽ có những đề xuất tốt nhất cho khách hàng, và nó chỉ được thực hiện nếu như khách hàng đồng ý.
Bước 4: Luật sư thực hiện công việc để giúp khách hàng giành quyền nuôi con khi ly hôn
Sau khi 2 bên thống nhất về phương án bảo vệ, chúng tôi sẽ tiến hành các công việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất, bao gồm các công việc chủ yếu sau:
– Soạn đơn và nộp đơn ly hôn đến Tòa án đúng thẩm quyền giải quyết
– Đại diện khách hàng để nhận thông báo của Tòa án
– Đại diện khách hàng để đóng tạm ứng án phí cho Tòa án
– Đại diện khách hàng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc ly hôn giành quyền nuôi con (nếu có)
– Cùng với khách hàng tham gia phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải
– Tham gia phiên tòa xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng
– Và các nội dung công việc có liên quan khác trong quá trình thực hiện,…
Trong quá trình thực hiện công việc, chúng tôi sẽ thông báo tiến trình thực hiện công việc bằng văn bản để khách hàng theo dõi và nắm rõ tình hình vụ việc của mình một cách hiệu quả.
Trên đây là quy trình thuê luật sư ly hôn giành quyền nuôi con với 4 bước đơn giản, nếu các bạn đang có nhu cầu trong vấn đề này, các bạn hãy liên hệ đến công ty luật Nhân Hậu để được hỗ trợ.