Home / Hình sự / Mẫu đơn tố cáo người xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên Facebook

Mẫu đơn tố cáo người xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên Facebook

Gửi đơn tố cáo người xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên trên mạng xã hội Facebook ở đâu? Thủ tục khởi kiện xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xác định hành vi và cách viết đơn nộp đến cơ quan chức năng đúng thẩm quyền để được giải quyết nhanh nhất.

Như thế nào là xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác?

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là hành vi dùng từ ngữ, lời nói một cách thô tục, tục tĩu nhằm mục đích hạ thấp uy tín của người khác, hoặc hành động (ví dụ như lột quần áo, cắt tóc rồi quay video đăng lên mạng xã hội) nhằm mục đích làm nhục người khác.

Hiện nay, chưa có bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào giải thích hay định nghĩa cụ thể về hành vi này, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu một cách cơ bản xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là hành vi dùng lời nói, chữ viết, hoặc thông qua hành động cụ thể nhằm mục đích làm nhục người khác.

Hiện nay, tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội Facebook diễn ra rất phổ biến, và đa dạng các hình thức như: Viết bài chửi bới người khác trên Facebook, đăng hình ảnh người khác lên các diễn đàn đồi trụy, tải video clip chứa nội dung danh dự của người khác lên mạng xã hội….  các hình thức này đều có chung một điểm đó là có thể làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác.

Chẳng hạn, một người khi đánh ghen thường thực hiện các hành vi như lột quần áo rồi quay video đăng lên mạng, hoặc cắt tóc, đánh đập rồi chụp ảnh, quay video đăng lên mạng xã hội Facebook. Hành vi này có thể làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác nên tùy theo tính chất và mức độ mà có thể bị xử lý theo quy định.

Trên thực tế, hành vi lột quần áo của người khác trước đám đông (mặc dù không quay video đăng lên mạng xã hội) nhưng danh dự và nhân phẩm của người đã bị xâm hại, do đó hành vi này tùy theo mức độ mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên mạng xã hội Facebook

Lưu ý: Đơn tố giác là văn bản được gửi đến cơ quan chức năng để yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự. Do đó, các bạn có thể gửi đến Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác)

Kính gửi (1):    – Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

– Viện kiểm sát nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh

Tôi tên là (2): Nguyễn Thị A

Ngày, tháng, năm sinh (3): 01/02/1998

Căn cước công dân số: (4) 012345678999; Ngày cấp (5): 01/01/2025; Nơi cấp (6): Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Địa chỉ nơi cư trú (7): Số 01 đường số 02, phường 3, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại liên hệ (8): 0912345678

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh/ Chị (9): Phan Thị B. Sinh ngày (10): 01/02/1998.

Căn cước công dân số (11): 098765432111. Cấp ngày (12): 01/02/2023. Nơi cấp (13): Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Địa chỉ cư trú (14): Số 15 đường 03, phường 12 quận Gò Vấp.

Số điện thoại (15): 0933456789

Tôi xin trình bày sự việc như sau (16):

[Ví dụ tham khảo] Vào lúc 12h30 ngày 22/02/2025, tôi đến cửa hàng quần áo thời trang ABC tại địa chỉ số 12 đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận do chị Phan Thị B làm chủ để mua quần áo. Tôi vào cửa hàng có thử 2 chiếc váy nhưng không ưng nên tôi nói với chị B là không mua, sau đó tôi chuẩn bị ra về thì chị B chửi bới tôi làm bẩn váy của cửa hàng, tôi có giải thích là thấy trên mạng đẹp nhưng khi mặc thử thì không ưng, việc tôi thử váy không làm ảnh hưởng gì đến chiếc váy đó, nhưng chị B và một nhân viên trong cửa hàng dùng những từ ngữ thô tục chửi bới tôi thậm tệ. Tiếp theo, chị B còn sai nhân viên giữ 2 tay tôi để chị B lột áo tôi, giật áo ngực của tôi rồi đẩy tôi ra ngoài cửa hàng, ném áo tôi ra ngoài đường. Không dừng lại ở đó, chị B còn trích xuất camera cửa hàng rồi đăng lên mạng xã hội Facebook để xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tôi.

Hành vi của chị B đã xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm của tôi, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Do đó, tôi làm đơn này kính mong quý cơ quan xử lý hành vi của chị B theo quy định pháp luật.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì mà tôi trình bày ở trên.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TPHCM, ngày 24 tháng 02 năm 225 

   Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị A

Cách viết đơn tố cáo xúc phạm danh dự, nhân phẩm

(1): Ghi tên Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận/ huyện và Viện kiểm sát nhân dân quận/huyện nơi xảy ra hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

– Trường hợp không xác định được nơi thực hiện hành vi thì gửi đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận/ huyện và Viện kiểm sát nhân dân quận/huyện nơi người đó cư trú.

– Trường hợp không xác định được nơi người đó cư trú thì gửi đến Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận/ huyện và Viện kiểm sát nhân dân quận/huyện nơi bạn cư trú.

(2): Ghi chính xác họ và tên của bạn theo Chứng minh thư/ căn cước công dân/ hộ chiếu của bạn.

(3): Ghi chính xác ngày, tháng, năm sinh của bạn theo Chứng minh thư/ căn cước công dân/ hộ chiếu của bạn.

(4,5,6): Ghi thông in chính xác theo Chứng minh thư/ căn cước công dân/ hộ chiếu của bạn.

(7): Ghi địa chỉ nơi bạn đang cư trú ở thời điểm mà bạn làm đơn để Cơ quan chức năng có thể liên hệ và gửi thông báo cho ban khi cần thiết.

(8): Điền số điện thoại mà bạn đang sử dụng để Cơ quan chức năng có thể liên hệ khi cần thiết.

(9, 10, 11, 12, 13, 14, 15): Ghi thông tin của người xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn (nếu biết)

(16): Bạn trình bày chính xác và chi tiết diễn biến sự việc người đó xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn bằng cách nào, thời gian khoảng khi nào, địa điểm ở đâu,…

Trên đây là mẫu đơn to cáo xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội và hướng dẫn cách viết tham khảo. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bạn trình bày theo sự việc của bạn.

Thủ tục khởi kiện xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Trong trường hợp cơ quan chức năng gửi quyết đơn to cáo xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội nhưng kết luận không có dấu hiệu của tội phạm hoặc chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà nếu quyền và lợi ích hợp pháp của bạn bị xâm phạm thì bạn cũng có thể khởi kiện bằng một vụ án dân sự để yêu cầu người thực hiện hành vi phải gỡ bỏ nội dung, xin lỗi và bồi thường cho bạn. Dưới đây là trình tự, thủ tục khởi kiện người kiện xúc phạm danh dự, nhân phẩm bằng một vụ án dân sự.

Bước 1: Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Trước khi khởi kiện xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì bạn nên thu thập các tài liệu có liên quan đến người bị kiện và các chứng cứ có liên quan đến hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn.

– Về tài liệu liên quan đến người bị kiện, bạn có thể thu thập các loại sau: Chứng minh thư/ căn cước công dân/ Hộ chiếu/ Giấy xác nhận cư trú của người bị kiện.

– Về chứng cứ liên quan đến hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, các bạn có thể thu thập các loại sau: Hình ảnh, video clip người bị kiện thực hiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn. Trường hợp người đó đăng tải trên mạng xã hội Facebook thì cũng cần phải thu thập bằng cách quay video nội dung đó (nên thuê Thừa phát lại lập vi bằng để có giá trị chứng minh cao, và các tài liệu, chứng cứ khác mà bạn có thể thu thập được.

– Tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc bạn bị thiệt hại từ hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

– Soạn đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

Bước 2: Gửi hồ sơ, tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan thì bạn gửi đơn kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tòa án đúng thẩm quyền để được giải quyết.

– Trường hợp bạn biết được người thực hiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm cư trú ở đâu thì bạn gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi người đó cư trú để được giải quyết.

– Trường hợp ban không biết người bị kiện đang cư trú ở đâu thì bạn nộp đơn kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi người đó cư trú cuối cùng để được giải quyết.

Bước 3: Tham gia phiên kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Trước khi xét xử vụ án, Tòa án sẽ tổ chức một buổi họp để các bên có thể tiếp cận được các tài liệu và chứng cứ trong vụ án, đồng thời hòa giải các bên đương sự. Khi hòa giải thì có các trường hợp sau:

– Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.

– Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau thì Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Các bạn xem thời gian, địa điểm ghi trên quyết định đưa vụ án ra xét xử để tham gia phiên tòa cho đúng thời gian. Khi tham gia phiên tòa các bạn chú ý lịc sự, nghiêm túc, tuân thủ nội quy phiên tòa và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.

– Xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa

– Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.

– Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.

– Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc,..

– Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử,..

– Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án,…. trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.

– Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu….

Trên đây là quy trình thủ tục khởi kiện xúc phạm danh dự, nhân phẩm với 4 bước cơ bản, các bạn

Mẫu đơn khởi kiện xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Đơn khởi kiện xúc phạm danh dự, nhân phẩm được trình bày theo mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

 

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2): ……………………………………

Người khởi kiện: (3) ………………………………………

Địa chỉ: (4) ………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: (5) …………………………………………….

Địa chỉ (6) ……………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có): (7) ……………………………………..

Địa chỉ: (8) ………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)………………………………..

Địa chỉ: (10) ……………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11) ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Người làm chứng (nếu có) (12) …………………………………..

Địa chỉ: (13) ………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14) ……………..

1 …………………………………………………….

2 …………………………………………………….

3 …………………………………………………….

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) ………………………………………………………………………………………………………………..

 

Người khởi kiện (16)

 

Hướng dẫn cách ghi đơn khởi kiện xúc phạm danh dự, nhân phẩm

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện.

(2) Ghi tên Toà án như sau:

– Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B)

– Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

(3) Ghi thông tin của người khởi kiện như sau:

– Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên;

– Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó

– Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện:

– Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H);

– Nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự.

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án.

(16) Ký tên, điểm chỉ, đóng dấu:

– Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó;

– Trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ;

– Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

– Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

– Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

– Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.

5/5 - (3 votes)

Bài nổi bật

Khi nào bị cáo không được từ chối luật sư chỉ định?

Khi nào bị cáo không được từ chối luật sư chỉ định?

Bị cáo không được từ chối luật sư chỉ định là đúng hay sai? Những …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *