Home / Hình sự / Khi nào bị cáo không được từ chối luật sư chỉ định?

Khi nào bị cáo không được từ chối luật sư chỉ định?

Bị cáo không được từ chối luật sư chỉ định là đúng hay sai? Những ai có quyền từ chối người bào chữa chỉ định trong tố tụng hình sự? Dưới đây công ty Luật Nhân Hậu sẽ giải đáp các vấn đề một cách chi tiết, thông qua đó nếu như bị cáo có thể tự mình bào chữa cho chính mình thì có thể từ chối luật sư chỉ định bào chữa trong tố tụng hình sự.

Khi nào bị cáo không được từ chối luật sư chỉ định?

Chỉ định người bào chữa trong vụ án hình sự là thủ tục bắt buộc đối với những trường hợp đặc biệt, tuy nhiên trong một số trường hợp bị can, bị cáo có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện, người thân thích của mình để thay đổi người bào chữa hoặc thậm trí là từ chối người bào chữa. Trong trường hợp này, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án, đồng thời chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.

1. Khi nào bị cáo không được từ chối luật sư chỉ định?

Tại Điều 76, 77 BLTTHS quy định bị cáo được quyền từ chối luật sư chỉ định, tuy nhiên trong các trường hợp bị cáo là người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; hoặc là người có nhược điểm về tâm thần, hoặc là người dưới 18 tuổi thì bị cáo không được từ chối luật sư chỉ định, mà phải thông qua người đại diện, người thân thích của họ.

– Điều 77 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về việc thay đổi hoặc từ chối người bào chữa trong tố tụng hình sự như sau:

“Điều 77. Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa

1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:

a) Người bị buộc tội;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Người thân thích của người bị buộc tội.

Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này”.

3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.

Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa”.

– Tại điểm b Khoản 1 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự quy định việc chỉ định người bào chữa như sau:

“Điều 76. Chỉ định người bào chữa

1. Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:

b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi”.

– Về quy định người bị buộc tội, tại điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Như vậy, bị cáo chính là người bị buộc tội trong tố tụng hình sự.

Bên cạnh đó, tại Điều 16 BLTTHS cũng có quy định người bi buộc tội (bao gồm cả bị cáo) có quyền tự mình bào chữa cho mình, do dó nếu xét thấy có khả năng và điều kiện để tự bào chữa cho mình, bị có có quyền từ chối luật sư chỉ định và tự mình bào chữa cho mình.

Kết luận: Căn cứ  các Điều 4, 76, và 77 BLTTHS thì bị cáo có quyền từ chối luật sư chỉ định, tuy nhiên đối với trường hợp bị cáo là có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi thì chỉ có người thân thích, người đại diện của bị cáo mới được từ chối luật sư chỉ định.

2. Ai có quyền từ chối người bào chữa chỉ định trong tố tụng hình sự?

Tại khoản 1 Điều 77 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định người có quyền từ chối người bào chữa chỉ định bao gồm: Người bị buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo), người đại diện của người bị buộc tội, và người thân thích của người bị buộc tội.

– Người bị buộc tội bao gồm: Người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

– Người thân tích của người bị buộc tội bao gồm: Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

– Người đại diện của người bị buộc tội bao gồm: Người bào chữa cho người bị buộc tội, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Trường hợp người bị buộc tội từ chối người bào chữa chỉ định thì phải được lập thành biên bản từ chối, có chữ ký của người bị buộc tội và đưa vào hộ sơ vụ án

Trường hợp người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội từ chối người bào chữa chỉ định thì phải có sự đồng ý của người bị buộc tội, phải được lập thành biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

3. Tại sao phải chỉ định luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo?

Tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS quy định, trong trường hợp bị can, bị cáo phạm tội mà BLHS quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình; Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi thì bắt buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Trong trường hợp người bị buộc tội, người đại diện, người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chỉ định người bào chữa cho họ. Chi phí hay thù lao chi trả cho luật sư, người bào chữa do nhà nước chi trả.

Sở dĩ có quy định như vậy là bởi vì pháp luật nước ta có tính nhân đạo, thể hiện thông qua việc bào chữa bắt buộc cho người bị buộc tội thuộc trường hợp đặc biệt mà không phụ thuộc vào ý chí của họ, giúp quyền và lợi ích hợp pháp của họ được bảo đảm hơn trong xét xử.

Tuy nhiên, trong trường hợp bị can, bị cáo từ nhận thấy có thể tự mình bào chữa cho chính mình, hoặc nhận thấy luật sư chỉ định đó không công tâm, không khách quan,.. thì bị cáo có thể từ chối luật sư chỉ định và tự mình bào chữa.

Trong các trường hợp bị can, bị cáo là người có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi thì không có quyền từ chối luật sư chỉ định, mà chỉ có người thân thích và người đại diện của họ mới có quyền từ chối luật sư chỉ định, bởi vì người có nhược điểm về thể chất, tâm thần, người dưới 18 tuổi thì không thể chưa đủ hoặc không có khả năng nhận thức được vụ việc, bị hạn chế trong nhận thức thì phải thông qua người thân thích hoặc người đại diện của họ quyết định.

Đánh giá nội dung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *