Home / Dân sự / Chi phí thuê luật sư có được bồi thường sau khi thắng kiện?

Chi phí thuê luật sư có được bồi thường sau khi thắng kiện?

Chi phí thuê luật sư có được bồi thường không? Kết thúc quá trinh xét xử và bản án/ quyết định của Toàn án đã có hiệu lực pháp luật thì bên thắng kiện có được yêu cầu bên thua kiện bồi hoàn chi phí luật sư không? Đây là vấn đề của nhiều đương sự quan tâm khi giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại. Dưới đây công ty luật Nhân Hậu sẽ phân tích và giải đáp vấn đề này một cách chi tiết để các bạn hiểu rõ bản chất của chi phí thuê luật sư khởi kiện vụ án dân sự một cách cụ thể.

1. Chi phí thuê luật sư có được bồi thường sau khi thắng kiện?

Tại khoản 2 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thỏa thuận của đương sự với luật sư”, như vậy chi phí thuê luật sư thì ai thuê người đó phải trả, tuy nhiên trong trường hợp chứng minh được chi phí thuê luật sư đó là thiệt hại thì có thể sẽ được bồi hoàn sau khi thắng kiện.

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà chi phí thuê luật sư có thể sẽ được bồi thường và bên thua kiện sẽ phải bồi hoàn chi phí luật sư cho bên thắng kiện, tuy nhiên để được bồi thường chi phí thuê luật sư thì bên thắng kiện phải chứng minh được chi phí đó là dùng để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

Chi phí thuê luật sư có được bồi thường không?

Để làm rõ từng trường hợp được bồi thường chi phí thuê luật sư, dưới đây công ty Luật Nhân Hậu sẽ phân tích từng trường hợp cụ thể để có căn cứ đưa ra nhận định cụ thể hơn.

Trường hợp 1: Chi phí thuê luật sư được bồi thường khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng

– Trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khi xảy ra tranh chấp và các bên thuê luật sư khởi kiện ra Tòa án thì chi phí đó do bên nào chịu, chịu tỷ lệ bao nhiêu. Sau khi kết thúc quá trình xét thì thì chi phí thuê luật sư sẽ được bồi hoàn theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Ví dụ: Trong hợp đồng hợp tác có thỏa thuận về chi phí khi xảy ra tranh chấp, cụ thể nếu bên nào thua kiện thì phải chịu 100% chi phí thuê luật sư cho bên thắng kiện thì lúc đó bên thua kiện sẽ phải bồi hoàn chi phí thuê luật sư cho bên thắng kiện.

– Trong trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận về bồi hoàn chi phí thuê luật sư, tuy nhiên tại thời điểm xảy ra tranh chấp và một trong các bên làm đơn kiện, sau đó các bên thỏa thuận về bồi hoàn chi phí thuê luật sư thì chi phí thuê luật sư sẽ được bồi hoàn theo thỏa thuận đó.

Trường hợp 2: Nguyên đơn phải bồi hoàn chi phí luật sư cho bị đơn nếu bị đơn không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Tại khoản 4 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 quy định: “Bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật”.

Theo quy định nêu trên, trong trường hợp nguyên đơn khởi kiện liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà sau khi xét xử, Tòa án kết luận bị đơn không có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì nguyên đơn phải chịu chi phí thuê luật sư cho bị đơn. Tuy nhiên, để được bồi hoàn chi phí thuê luật sư, bị đơn phải yêu cầu Tòa án ra quyết định.

Trường hợp 3: Bên lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại phải bồi hoàn chi phí luật sư

Tại khoản 5 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2022 quy định: “Tổ chức, cá nhân lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục đó phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra, trong đó bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư”.

Như vậy, rong trường hợp một bên lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bên khác mà gây ra thiệt hại thì bên lạm dụng đó phải bồi hoàn chi phí thuê luật sư cho bên bị thiệt hại. Tuy nhiên để được bồi hoàn chi phí thuê luật sư thì bên bị thiệt hại phải yêu cầu Tòa án ra quyết định.

Trường hợp 4: Khởi kiện tại Trọng tài thương mại thì bên thua kiện có thể phải bồi thường chi phí thuê luật sư.

Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều Trung tâm trọng tài thương mại, trong số đó cũng có nhiều Trung tâm trọng tài có quy tắc xét xử xem chi phí thuê luật sư cũng là một khoản thiệt hại và được bồi thường.

Theo đó, Hội đồng trọng tài khi xét xử họ có thể xem xét chấp nhận yêu cầu này nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng về điều khoản bồi thường chi phí luật sư, và bên yêu cầu phải chứng minh chi phí đó bằng các hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

Chẳng hạn như Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) vẫn nhận định h chi phí thuê luật sư là một loại thiệt hại mà bên thua kiện phải bồi hoàn, dù cho lĩnh vực khỏi kiện đó thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ hay kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, khoản chi phí thuê luật sư này phải hợp lý.

Như vậy, chi phí thuê luật sư chỉ được bồi thường nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, hoặc khi kiện tại Trung tâm trọng tài mà quy định bên thua kiện phải chịu chi phí thuê luật sư, hoặc trong các trường hợp vụ kiện liên quan đến sở hữu trí tuệ mà bị đơn không xâm hạm quyền sở hữu trí tuệ, bên lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

2. Kiến nghị bên thua kiện phải bồi hoàn chi phí luật sư

Tại hầu hết các quốc gia thuộc hệ thống thông luật (common law), quy tắc của Anh (English rule) được áp dụng một cách phổ biến về vấn đề chi phí dịch vụ pháp lý, theo đó thì bên nào thua kiện sẽ phải chịu toàn bộ chi phí mà cho bên thắng kiện đã sử dụng dịch vụ pháp lý, bao gồm cả chi phí thuê luật sư,… Như vậy, khi áp dụng nguyên tắc này sẽ tạo ra một sân chơi thực sự công bằng và thể hiện được “đẳng cấp” của người chơi.

Bên thua kiện có phải bồi hoàn chi phí luật sư không?

– Thứ nhất, tạo ra thói quen tuân thủ pháp luật và tuân thủ hợp đồng.

Khi bên thua kiện phải chịu chi phí thuê luật sư và các khoản chi phí cho dịch vụ pháp lý thì sẽ là căn cứ để các bên tham gia giao dịch dân sự tuân thủ đúng các điều khoản trong hợp đồng. Khi chi phí cho một vụ kiện tăng lên mà bên vi phạm hợp đồng có thể sẽ thua kiện thì họ sẽ tuân quy định pháp luật và tuân thủ điều, khoản trong hợp đồng hơn.

Trong hầu hết cá vụ án dân sự thì đa số nguyên đơn là bên thắng kiện, bị đơn là bên thua kiện. Do đó, nếu như chi phí sử dụng dịch vụ pháp lý mà bên thua kiện phải chịu nữa thì sẽ tạo ra thói quen tuân thủ quy định pháp luật và tuân thủ hợp đồng hơn.

– Thứ hai, tạo ra sự công bằng về quyền khởi kiện dân sự.

Khi bên thua kiện phải chịu chi phí thuê luật sư, nguyên đơn sẵn sàng nộp đơn kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà không phải lo lắng chi phí cho dịch vụ pháp lý, bởi bên thua kiện sẽ phải chịu.

Ví dụ: Khi bị thiệt hại tài sản trị giá 5 triệu đồng nhưng chi phí thuê luật sư hết 10 triệu đồng thì người bị thiệt hại về tài sản sẽ cân nhắc và đưa ra quyết định không khởi kiện. Như vậy, vô tình quyền và lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ, tạo ra sự bất công, bất bình đẳng.

Thứ ba, hạn chế được những hệ lụy xấu về an ninh trật tự xã hội.

Khi một bên bị thiệt hại về tài sản nhưng không có khả năng và điều kiện để khởi kiện, không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng con đường pháp luật thì họ sẽ có thể sử dụng các biện pháp “luật rừng” để giải quyết vấn đề của mình, từ đó tạo ra những hệ lụy xấu, ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội.

Ví dụ: Khi A bị B xâm phạm về tài sản và thiệt hại về tài sản được xác định là 200 triệu đồng, nhưng chi phí sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư có thể lên tới 20 triệu hoặc thậm trí là cao hơn 20 triệu đồng thì họ sẽ không khởi kiện nữa, mà thay vào đó là sử dụng các biện pháp khác để gây áp lực cho bên còn lại nhằm mục đích bồi thường, đó có thể là gây hấn, bôi xấu danh dự hoặc cũng có thể là sử dụng vũ lực để tấn công bên còn lại,…gây ra tình trạng xấu cho tình hình trật tự xã hội.

3. Bảng giá chi phí thuê luật sư khởi kiện tại công ty luật Nhân Hậu

Hiện tại công ty luật Nhân Hậu đang cung cấp các dịch vụ luật sư dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên toàn quốc, nếu các bạn đang cần thuê luật sư để giải quyết vụ án dân sự thì các bạn hãy liên hệ đến công ty luật Nhân Hậu để được hỗ trợ. Dưới đây là bảng giá chi phí các dịch vụ chủ đạo của chúng tôi.

Dịch vụ luật sư khởi kiện  Chi phí thuê luật sư
1. Luật sư khởi kiện tranh chấp đất đai Từ 15.000.000 đ
2. Luật sư khởi kiện đòi nợ cho cá nhân Từ 10.000.000 đ
3. Luật sư khởi kiện đòi nợ cho doanh nghiệp Từ 15.000.000 đ
4. Luật sư khởi kiện ly hôn đơn phương Từ 10.000.000 đ
5. Luật sư khởi kiện giành lại quyền nuôi con sau ly hôn Từ 15.000.000 đ
6. Luật sư khởi kiện tranh chấp kinh doanh, thương mại Từ 25.000.000 đ
7. Luật sư khởi kiện cạnh tranh không lành mạnh Từ 30.000.000 đ
8. Luật sư khởi kiện quyền sở hữu trí tuệ Từ 20.000.000 đ
9. Luật sư khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Từ 5.000.000 đ
10. Luật sư khởi kiện vụ án dân sự theo yêu cầu Liên hệ trực tiếp

Ngoài ra công ty luật Nhân Hậu chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ khởi kiện khác, các bạn có nhu cầu khởi kiện hoặc tư vấn một vấn đề khác vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty Luật Nhân Hậu để trao đổi, tư vấn và báo giá chi phí cụ thể hơn.

5/5 - (8 votes)

Bài nổi bật

Hợp đồng ủy quyền tham gia tố tụng dân sự là gì?

Các quy định về ủy quyền tham gia to tụng dân sự

Ủy quyền tham gia to tụng dân sự là gì? Giấy ủy quyền tham gia …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *