Home / Dân sự / Nguyên nhân tại sao thua kiện? Nếu thua kiện thì phải làm sao?

Nguyên nhân tại sao thua kiện? Nếu thua kiện thì phải làm sao?

Nếu thua kiện thì phải làm sao? Trong quá trình kiện tụng tại Tòa án không tránh khỏi việc thua kiện, bởi vì trong một vụ việc chỉ có 2 bên, nếu một bên thắng kiện thì chắc chắn bên kia sẽ thua kiện, do đó mà tỷ lệ thắng – thua trong tống tụng dân sự là 50 – 50. Việc thắng hay thua trong tố tụng dân sự không phải muốn mà được, mà nó có liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, trong đó yếu tố quyết định đến thắng hay thua kiện đó chính là chứng cứ bên nào đầy đủ và thuyết phục hơn. Vậy, nếu như thua kiện thì nên làm gì? Cùng công ty Luật Nhân Hậu tìm hiểu ngay bài phân tích sau đây.

Nếu thua kiện thì phải làm sao?

Nguyên nhân của việc bị thua kiện xuất phát từ rất nhiều vấn đề, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là chứng cứ chưa đủ hoặc thiếu tính thuyết phục, yêu cầu bồi thường quá cao so với thiệt hại trên thực tế, yêu cầu khởi kiện sai vấn đề, đương sự vắng mặt trong phiên tòa xét xử, và rất nhiều nguyên nhân khác nữa.

1. Nguyên nhân tại sao bị thua kiện?

Bên có lỗi là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc bị thua kiện

Nguyên nhân đầu tiên, phổ biến và chính xác nhất dẫn đến hậu quả bị thua kiện đó chính là bên đó có lỗi. Thông thường, khi xem xét vụ việc và giải quyết vụ án, bên có lỗi sẽ là bên thua kiện. Tuy nhiên, không phải lúc nào bên có lỗi cũng là bên thua kiện, mà còn phải xem xét các yếu tố liên quan khác.

Trong trường nguyên đơn là bên không có lỗi, nhưng khi khởi kiện lại không có chứng cứ liên quan đến vấn đề đang tranh chấp, mặc dù trên thực tế phía bên bị đơn là bên có lỗi, nhưng nguyên đơn không có chứng cứ, bị mất chứng cứ, hoặc chứng cứ không rõ ràng, quy trình thu thập chứng cứ sai quy định pháp luật… Thì cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới việc bị thua kiện.

Không có chứng cứ, thiếu chứng cứ, hoặc chứng cứ không thuyết phục

Thiếu chứng cứ hoặc chứng cứ không rõ ràng, chưa đủ thuyết phục,… là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc bị thua kiện, hầu hết các bên thua kiện đều thiếu chứng cứ hoặc chứng cứ không đủ sức thuyết phục bằng bên thắng kiện.

Ví dụ: A khởi kiện B ra Tòa án để yêu cầu trả nợ, tuy nhiên trong quá trình A đưa tiền cho B bằng tiền mặt mà không có bất kỳ một giấy tờ nào liên quan đến hợp đồng vay tiền hoặc biên nhận nào, cũng không có người làm chứng,… Thì khi khởi kiện ra Tòa án, mặc dù trên thực tế B có vay tiền của A nhưng tại Tòa án B khẳng định mình không vay tiền của A. Như vậy, trong trường hợp này A rất khó có cơ hội để thắng kiện, thậm trí là có thể bị thua kiện và phải đóng án phí cho Tòa án.

Trong thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp bạn bè tin tưởng nhau cho vay tiền, mặc dù có làm hợp đồng rõ ràng nhưng không có công chứng/ chứng thực. Việc giao tiền giữa 2 bên được thực hiện bằng tiền mặt và không có ai làm chứng. Nếu như bên cho vay mà bị mất hợp đồng, mặc dù trước đó có cẩn thận dùng điện thoại chụp ảnh lại bản hợp đồng đó đi chăng nữa thì trong trường hợp này, rất khó để chứng minh việc vay tiền, bởi vì chứng cứ mà bên cho vay dùng điện thoại chụp lại đó không phải là bản gốc, do đó nếu như có tranh chấp xảy ra và bên vay khẳng định không vay tiền thì rất khó để chứng minh.

Cơ sở để Tòa án đưa ra phán quyết đó chính là chứng cứ, theo đó thì bên nào có đầy đủ chứng cứ liên quan đến vấn đề mình cần chứng minh thì có ưu thế hơn, hơn nữa việc thu thập chứng cứ phải tuân thủ theo quy định pháp luật thì mới có giá trị chứng minh và được Tòa án sủ dụng làm căn cứ để giải quyết vụ tranh chấp. Do đó, chứng cứ có thể nói được là vấn đề mấu chốt quyết định thắng hay thua trong quá trình kiện tụng.

Không có kinh nghiệm trong tố tụng dân sự dẫn đến thua kiện

Trong trường hợp tranh chấp xảy ra, 2 bên đương sự đều có chứng cứ ngang nhau, hoặc các trường hợp tương tự khác mà một bên có kinh nghiệm và một bên không có kinh nghiệp tranh tụng thì bên không có kinh nghiệm rất dễ thua kiện.

Theo lý thuyết và cả thực tế cho thấy, trong quá trình tranh tụng bên nào có hiểu biết pháp luật và có kinh nghiệm trong tranh tụng hơn thì bên có đó ưu thế hơn và tỷ lệ thắng kiện sẽ cao hơn. Ngược lại bên nào không hiểu biết pháp luật, hoặc không có kinh nghiệm tranh tụng thì có tỷ lệ thua kiện cao hơn.

Trên thực tế, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Hội đồng xét xử chỉ đóng vai trò như là một trọng tài trong một trận bóng, đứng bên ngoài xem xét các bên thi đấu với nhau xem bên nào đá hay hơn, bên nào có kỹ thuật đá bóng tốt hơn, bên nào ghi nhiều bàn thắng hơn thì trọng tài sẽ phán quyết bên đó là bên thắng.

Tương tự trong tố tụng dân sự cũng vậy, Tòa án, hay hội đồng xét xử chỉ đứng bên ngoài để xem các bên đương sự tranh tụng, phản biện và đưa ra chứng cứ, xem xét bên nào có phần tranh tụng thuyết phục hơn, hợp lý hơn, bên nào áp dụng đúng quy định pháp luật hơn,… Thì dùng đó làm căn cứ để ra phán quyết cuối cùng. Do đó, bên nào có hiểu biết pháp luật và có kinh nghiệm thì cũng sẽ có tỷ lệ thắng kiện cao hơn.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại quá cao so với thiệt hại thực tế

Theo quy định pháp luật, bên nào gây thiệt hại thì phải bồi thường, việc bồi thường phải được thực hiện đúng, đủ, kịp thời. Theo đó thì khi bị thiệt hại, người bị thiệt hại có thể khởi kiện để yêu cầu bên gây ra thiệt hại bồi thường.

Tuy nhiên, trong trường hợp thực tế chỉ bị thiệt hại 100 triệu đồng mà khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại lên đến 500 triệu đồng là điều không được Tòa án chấp nhận, bởi vì nguyên tắc của bồi thường thiệt hại là đúng, đủ và kịp thời.

Nguyên tắc bồi thường đủ ở đây là trên thực tế bị thiệt hại bao nhiêu thì được nhận khoản bồi thường tương đương như vậy, và muốn được bồi thường thì phải chứng minh được giữa hành vi và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả, nghĩa là hành vi đó là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

Ví dụ: Khi A điều khiển phương tiện giao thông và tông xe vào chiếc xe oto của B. Khi xác định trên thực tế B bị thiệt hại tổng cộng 50 triệu đồng, bao gồm: Chi phí sơn lại xe hết 5 triệu, chi phí nắn chỉnh khung sườn hết 20 triệu đồng, chi phí sửa gương chiếu hậu hết 25 triệu đồng. Như vậy, khi kiện bồi thường thiệt hại, B chỉ nên yêu cầu bồi thường đúng 50 triệu thì sẽ được Tòa án công nhận. Trong trường hợp B kiện đòi bồi thường thiệt hại lên đến 100 triệu đồng thì sẽ không được chấp nhận.

Yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm khi chưa có đủ chứng cứ

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều trường hợp bị thiệt hại về uy tín, danh dự và nhân phẩm, phổ biến nhất là các hành vi nói xấu nhau trên mạng xã hội. Mặc dù trên thực tế hành vi nói xấu đó đã làm ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác, nhưng việc khởi kiện là rất khó khăn, bởi vì rất khó để chứng minh vấn đề này.

Ví dụ: Ngày hôm trước A và B xảy ra mâu thuẫn và có cự cãi, ngày hôm sau A lên mạng xã hội thấy một tài khoản Facebook không rõ ranh tính đăng tải nội dung nói xấu và xúc phạm đến nhân phẩm của A, A nghĩ rằng đây là do B thực hiện nên lập tức làm đơn khởi kiện B ra Tòa án. Tuy nhiên trong trường hợp này có thể nói là rất khó để thắng kiện, thậm trí là thua kiện. Bởi vì để chứng minh một tài khoản mạng xã hội Facebook ảo đó có phải là của B hay không, đồng thời có phải do B thực hiện hành vi nói xấu xúc phạm danh dự hay không là điều rất khó, trong khi đó loại chứng cứ thông điệp dữ liệu này đang thuộc sever nước ngoài quản lý, rất khó để chứng minh.

Tuy nhiên, dù là thu kiện trong trường hợp này thì người bị thua kiện cũng không phải đóng án phí cho Tòa án, bởi vì theo quy định pháp luật thì các trường hợp khởi kiện liên quan đến uy tín, danh dự, nhân phẩm sẽ được miễn án phí.

Đương sự vắng mặt trong phiên tòa xét xử mà không có lý do chính đáng

Đương sự vắng mặt trong phiên tòa xét xử là một trong nhưng nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thua kiện, khi vắng mặt mà không có lý do chính đáng, mặc dù đã được tống đạt hợp lệ lần 2 mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì phiên tòa xét xử vẫn được diễn ra, khi xét xử mà chỉ có một bên đưa ra chứng cứ, còn một bên không có mặt để phản bác hoặc tranh luận thì bên vắng mặt có tỷ lệ thua kiện rất cao, hầu như tỷ lệ thua kiện lên đến 99%.

Do vậy, khi đã khởi kiện vụ án dân sự thì các bạn nên có mặt trong mỗi lần họp, xét xử để bảo về quyền và lợi ích chính đáng của mình được tốt hơn. Trong trường hợp vì một lý do trở ngại khách quan nào đó, bạn cần làm đơn vắng mặt và hoãn phiên tòa để xét xử sau, khi phiên tòa mới được mở ra, bạn cần tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền lợi của mình.

Tòa án ra phán quyết sai quy định pháp luật dẫn tới hậu quả bị thua kiện.

Tòa án ra phán quyết sai quy định pháp luật cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị thua kiện. Trường hợp này tuy ít, nhưng trên thực tế vẫn xảy ra, và chúng ta có thể thấy rõ điều này trong các vụ án xét xử phúc thẩm yêu cầu trả hồ sơ để xét xử lại sơ thẩm.

Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án không tránh khỏi những tình huống không xem xét kỹ càng chứng cứ, hoặc áp dụng quy định pháp luật sai, … dẫn đến việc ra bản án/ quyết định bị sai, từ đó dẫn đến trường hợp bị thua kiện.

Trên đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến vấn đề bị thua kiện, ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nữa.

2. Nếu thua kiện thì phải làm sao?

Nếu thua kiện thì có thể làm đơn kháng cáo để xét xử phúc thẩm

Trong trường hợp thua kiện mà đương sự không đồng ý với bản án/ quyết định của Tòa án, hay nói cách khác theo cách hiểu thông thường là bạn không phục, không tâm phục khẩu phục, .. Thì lúc này bạn có thể làm đơn kháng cáo để xét xử cấp phúc thẩm.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra bản án/ quyết định thì đương sự phải làm đơn kháng cáo trong thời hạn này, sau thời hạn 15 ngày mà không làm đơn kháng cáo thì bản án/ quyết định của Tòa án chính thức có hiệu lực pháp luật, đương sự không có quyền kháng cáo và Viện kiểm sát cũng không có quyền kháng nghị.

Nếu thua kiện thì phải đóng toàn bộ án phí cho Tòa án

Theo quy định pháp luật thì nguyên đơn sẽ phải đóng tạm ứng án phí cho Tòa án, mức đóng tạm ứng án phí là 50% trên tổng án phí của vụ án. Tuy nhiên, nếu sau khi xét xử, nguyên đơn mà thắng kiện thì có thể yêu cầu bị đơn là bên thua kiện đóng án phí. Lúc này Tòa án sẽ trả lại tạm ứng án phí cho bên thắng kiện và buộc bên thua kiện phải đóng toàn bộ án phí.

Án phí là một trong những vấn đề khiến cho đương sự phải cân nhắc, đối với những vụ việc tranh chấp giá trị nhỏ thì án phí sẽ rất thấp, tuy nhiên đối với những vụ án tranh chấp tài sản có giá trị lớn thì án phí cũng sẽ rất cao.

Nếu thua kiện thì phải thi hành bản án/ quyết định của Tòa án

Khi bản án/ quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì có giá trị buộc các bên phải thi hành. Theo đó, bên thua kiện sẽ phải thi hành các quyết định trong bản án đã nêu.

Trong trường hợp ben thua kiện không tự nguyện thi hành thì bên thắng kiện có thể yêu cầu thủ tục thi hành án dân sự đến cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án xét xử và ra phán quyết để thực hiện cưỡng chế thi hành.

Như vậy, trên đây công ty Luật Nhân Hậu đã phan tích các nguyên nhân dẫn đến tình trạng thu kiện và giải đáp vấn đề nếu thua kiện thì phải làm sao? Hy vọng các bạn sẽ có những kinh nghiệm khi khởi kiện giúp cho việc tranh tụng được hiệu quả hơn, chúc các bạn thành công!

5/5 - (6 votes)

Bài nổi bật

Không nộp án phí dân sự có sao không?

Không nộp án phí dân sự có sao không?

Đương sự không nộp án phí dân sự có sao không? Không nộp tiền tạm …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *