Home / Hôn nhân gia đình / Chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn phải làm sao?

Chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn phải làm sao?

Chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn phải làm sao? Trong cuộc sống hiện nay, tình trạng đàn ông ngoại tình nhưng không muốn bỏ vợ con là có, đơn giản chỉ vì anh ta ngoại tình vì để thỏa mãn tình dục, thỏa mãn bản tính chinh phục, chỉ muốn có thêm chứ không chịu bớt đi,… Vậy trong trường hợp này nếu người vợ muốn ly hôn mà người chồng không đồng ý thì giải quyết như thế nào?

Chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn phải làm sao?

I. Chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn phải làm sao?

Nếu chồng ngoại nhưng không muốn ly hôn thì người vợ có thể ly hôn đơn phương, nếu hành vi ngoại tình của người chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu ly hôn của người vợ.

Ly hôn đơn phương (theo thuật ngữ pháp lý thì đó là ly hôn theo yêu cầu của một bên) là quyền của mọi người rong mối quan hệ hôn nhân và gia đình, nếu một bên có hành vi bạo lực gia đình, hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng thì một bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết mà không cần có sự đồng ý của bên còn lại.

Đối với hành vi ngoại tình, đây được xem là hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng, bởi theo quy định pháp luật thì vợ chồng có nghĩa vụ phải “thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình” 1. Trong khi đó, hành vi ngoại tình là vi phạm nghĩa vụ chung thủy. Chính vì sự vi phạm này dẫn đến hậu quả làm cho cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Do đó, căn cứ vào hành vi ngoại tình của người chồng, người vợ có quyền làm đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục ly hôn đơn phương.

Khi đánh giá tình trạng hôn nhân của vợ chồng đã thực sự lâm vào tình trạng trầm trọng hay chưa, Tòa án sẽ đánh giá một cách khách quan thông qua tài liệu và chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Do vậy, việc cung cấp bằng chứng chồng ngoại tình là quan trọng và cần thiết để có thể được Tòa án chấp nhận yêu cầu của người vợ.

Trong mói quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thì việc chứng minh hành vi ngoại tình dễ hơn so với pháp luật hình sự và pháp luật hành chính, chỉ cần có hành vi ngoại tình mà không cần đến việc chung sống như vợ chồng là đủ căn cứ để chứng minh hành vi đó là đang vi phạm nghĩa vụ chung thủy.

Để có thể chứng minh được người chồng vi phạm nghĩa vụ chung thủy, người vợ cần phải cung cấp cho Tòa án tài liệu, bằng chứng chồng ngoại tình một cách chính xác và khách quan. Thông thường, chứng cứ ngoại tình mà đương sự có thể tự mình thu thập là hình ảnh, video clip thể hiện mối quan hệ ngoại tình.

Để có thể thu thập được chứng cứ ngoại tình bằng hình ảnh, video clip thì đương sự buộc phải bí mật theo dõi trực tiếp để tìm hiểu, hoặc cũng có thể liên hệ đến các công ty dịch vụ thám tử tư uy tín để được hỗ trợ, họ sẽ bí mật theo dõi để phát hiện ra hành vi ngoại tình và giúp bạn thu thập chứng cứ một cách chính xác.

Nếu bạn quan tâm, bạn có thể tham khảo bảng giá chi phí thuê thám tử tư theo dõi thu thập chứng cứ ngoại tình để tìm hiểu thêm về dịch vụ này, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể được cung cấp các loại chứng cứ ngoại tình khác nhau, giúp bạn chứng minh một bên vi phạm nghĩa vụ cung thủy một cách hiệu quả.

II. Hồ sơ ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình

Hiện nay, pháp luật không có quy định về hồ sơ ly hôn (cả đơn phương và thuận tình) bao gồm những gì, tuy nhiên dựa theo kinh nghiệm thực tiễn và các quy định khác có liên quan thì khi giải quyết vụ án ly hôn đơn phương thì đương sự cần cung cấp cho Tòa án những loại tài liệu sau:

1. Đơn khởi kiện về việc yêu cầu ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương là một vụ án dân sự nên khi làm đơn, các bạn cần phải làm đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS (ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP).

Các bạn có thể tham khảo cách viết đơn ly hôn khi chồng ngoại tình được hướng dẫn chi tiết theo mẫu số Mẫu số 23-DS để tìm hiểu thêm.

2. Giấy đăng ký kế hôn (bản chính)

Các bạn nộp cho Tòa án bản chính Giấy đăng ký kết hôn. Trường hợp bị mất Giấy đăng ký kết hôn thì bạn liên hệ đến Ủy ban nhân dân nơi trước đây bạn đăng ký kết hôn, hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn cư trú để xin trích lục đăng ký kết hôn.

3. Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao)

Các bạn cung cấp cho Tòa án bản sao giấy tờ tùy thân của cả vợ và chồng, thông thường Giấy tờ tùy thân của công dân hiện nay sẽ là căn cước công dân hoặc hộ chiếu.

Trường hợp một bên chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn và giấu không đưa giấy tờ tùy thân của mình cho vợ thì người vợ liên hệ đến Công an xã/phường nơi người chồng cư trú để xin xác nhận cư trú của người chồng. Sau đó nộp bản xác nhận cư trú của người chồng này cho Tòa án và giải thích lý do tại sao mình không cung cấp được căn cước công dân/Hộ chiếu của người chồng cho Tòa án biết.

4. Giấy xác nhận cư trú của vợ và chồng

Hiện nay, do đã bỏ sổ hộ khẩu giấy (tài liệu chứng minh nơi bị đơn cư trú) nên để xác định được nơi bị đơn cư trú làm căn cứ xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì phải có tài liệu chứng minh nơi bị đơn cư trú. Do đó, bạn liên hệ đến Công an xã/phường thị trấn nơi vợ chồng bạn đang cư trú để xin Giấy xác nhận cư trú.

Trong trường hợp bạn không thể về nơi bạn cư trú để xin Giấy xác nhận cư trú thì bạn có thể liên hệ đến bất kỳ cơ quan công an xã/ phường nào trên cả nước đều được, bởi vì hiện nay đã có cơ chế liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân nên “Công dân có thể yêu cầu cơ quan Công an cấp xã trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú bằng hình thức yêu cầu trực tiếp tại trụ sở” 2

5. Giấy tờ tùy thân của con chung (nếu có)

Trường hợp vợ chồng bạn có con chung là người con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì cần cung cấp giấy tờ tùy thân của con để Tòa án giải quyết.

Pháp luật hôn nhân và gia đình đã quy định “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” 3. Do đó, việc giải quyết ly hôn luôn luôn gắn liền với việc giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục sau khi ly hôn.

6. Giấy tờ có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng (nếu có)

Trường hợp chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn nhưng bạn nhất định muốn giải quyết cho xong thì bạn cũng nên yêu cầu Tòa án giải quyết luôn cả việc chia tài sản chung của vợ chồng (nếu có). Khi đó, bạn cũng phải cung cấp các loại giấy tờ hoặc tài liệu có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng để Tòa án giải quyết.

Thông thường, khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng thường sẽ được chia đôi nhưng có xét đến nhiều yếu tố khác, trong đó có việc lỗi do ngoại tình sẽ được chia tài sản ít hơn. Do đó, bạn có thể thỏa thuận với người chồng chia cho bạn phần tài sản chung nhiều hơn (tùy trường hợp).

Để hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình khi chồng ngoại tình, bạn có thể tham khảo bài viết chia tài sản chung khi chồng ngoại tình để tìm hiểu thêm về trường hợp của mình, từ đó có yêu cầu sao cho phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình được tốt nhất.

7. Giấy tờ có liên quan đến quyền về tài sản của vợ chồng.

Giấy tờ có liên quan đến quyền về tài sản của vợ chồng cũng nên được giải quyết nếu một bên ngoại tình mà hậu quả dẫn đến ly hôn. Cụ thể, vợ chồng bạn có đang cho ai vay tiền không? Vợ chồng bạn có đang gửi tiết kiệm ở ngân hàng không? Vợ chồng bạn có đầu tư ở nơi nào không?….

8. Giấy tờ có liên quan đến nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Trường hợp vợ chồng có vay nợ của ai trước đó mà chưa trả hết, hoặc đang vay ở ngân hàng,… Thì cũng nên giải quyết bằng cách thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người chịu nghĩa vụ trả nợ (với điều kiện chủ nợ, ngân hàng đồng ý), nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

9. Giấy tờ về tài sản khác khi vợ chồng sống chung với gia đình

Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng được gộp/nhập vào trong khối tài sản chung của gia đình thì khi ly hôn bạn cũng có quyền yêu cầu được chia theo tỷ lệ phù hợp với công sức đóng góp của bạn vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình.

III. Thủ tục ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình

Bước 1: Nộp đơn kiện, tài liệu và chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền

Các bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và tài liệu như chúng tôi hướng dẫn tại mục số II ở trên.

Ngoài ra các bạn còn phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ về việc chồng ngoại tình để chứng minh đang vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Từ đó Tòa án mới có căn cứ chấp nhận yêu cầu ly hôn của bạn.

Nếu bạn chưa có chứng cứ ngoại tình thì bạn có thể liên hệ đến CÔNG TY THÁM TỬ HOÀN CẦU để được hỗ tợ đề tra. Công ty thám tử Hoàn Cầu là đơn vị hoạt động điều tra được đánh giá là uy tín và chuyên nghiệp nhất hiện nay, do đó các bạn có thể hợp tác để phục vụ công việc của mình một cách hiệu quả.

Để tìm hiểu thêm về hình thức thu thập chứng cứ ngoại tình này, các bạn có thể tìm hiểu thông tin của công ty thám tử Hoàn Cầu tại webite https://thamtuhoancau.vn/ hoặc tìm hiểu về dịch vụ thám tử điều tra ngoại tình để biết thêm thông tin chi tiết về công việc, chi phí, thời gian, cách thức làm việc.

Bước 2: Đóng tạm ứng án phí

Sau khi nộp đơn và hô sơ, tài liệu chứng cứ nếu hợp lệ thì Tòa án sẽ thông báo để bạn đóng tạm ứng án phí dân sự. Tùy thuộc vào vụ án ly hôn của bạn có tranh chấp về tài sản hay không mà án phí dân sự sẽ khác nhau. Nếu vụ án ly hôn của bạn không có tranh chấp về tài sản thì án phí chỉ 300.000 đ.

Thẩm phán sẽ tạm tính án phí dân sự và ghi vào thông báo để các bạn đi đóng, các bạn đến Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đóng tạm ứng án phí và mang hóa đơn về nộp lại cho Tòa án, khi đó Tòa án mới chính thức thụ lý vụ án của bạn.

Bước 3: Tham gia phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Hòa giải là một bước mà Thẩm phán sẽ tổ chức tại Tòa án, các bạn có thể tham gia để Thẩm phán tiến hành hòa giải nhằm hàn gắn tình cảm vợ chồng, đồng thời nghe Thẩm phán giải thích, phân tích về quyền và nghĩa vụ của các bên,… Nếu bạn vẫn nhất định muốn ly hôn vì không thể chấp nhận được việc người chồng đã ngoại tình phản bội niềm tin và tình cảm của bạn thì Thẩm phá sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Tham gia phiên tòa xét xử

Các bạn xem thời gian và địa điểm trên Quyết định đưa vụ án ra xét xử, hoặc quyết định, thông báo khác để tham gia phiên tòa cho đúng thời gian và địa điểm.

Đối với vụ án ly hôn, các bạn không thể ủy quyền cho bất kỳ ai tham gia, mà chỉ có thể nhờ người khác tham gia phiên tòa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của đương sự. Do đó, nếu bạn thuê luật sư tham gia vụ án ly hôn đơn phương thì luật sư sẽ tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn, chứ không thể đại diện cho bạn.

Trường hợp vụ án của bạn có tính chất phức tạp, cần phải có luật sư tham gia để bảo vệ quyền lợi cho mình thì các bạn có thể nhờ đến các luật sư uy tín, các bạn có thể tham khảo bảng giá chi phí thuê luật sư ly hôn đơn phương để tìm hiểu thêm về công việc, thời gian, mức chi phi, thù lao của luật sư chi tiết hơn.

Bước 4: Nhận bản án/ Quyết định của Tòa án về việc giải quyết vụ việc.

Sau xem xét và căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong vụ án, Tòa án sẽ ra bản án/ Quyết định về việc giải quyết vụ án tranh chấp về ly hôn, nuôi con, chia tài sản và giao cho các đương sự.

Sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra bản án/quyết định mà không có đương sự nào kháng cáo, Viện kiểm sát cũng không kháng nghị thì bản án/quyết định đó sẽ có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là trình tự thủ tục ly hôn đơn phương khi chồng ngoại tình nhưng không muốn ly hôn với 5 bước cơ bản, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, tài liệu và chứng cứ trong vụ án mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau.

5/5 - (1 vote)
  1. Khoản 1 Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình
  2. khoản 9 Điều 1 Thông tư 66/2023/TT-BCA; Thủ tục số 11 Mục 1 Phần thứ nhất của Quyết định 320/QĐ-BCA năm 2024
  3. Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình

Bài nổi bật

Văn phòng thám tử tư tại Hải Phòng uy tín

Bảng giá dịch vụ thám tử tư tại Hải Phòng mới nhất

Bạn đang cần thuê dịch vụ thám tử tư tại Hải Phòng nhưng bạn không …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *