Khi nào người lao động nghỉ việc thì sẽ không được người sử dụng lao động thanh toán khoản tiền trợ cấp thôi việc? Dưới đây là tổng hợp các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất hiện nay, tùy theo sự việc cụ thể của người lao động và người sử dụng lao động mà sẽ khác nhau.
Mục lục
- Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc
- 1. Người lao động không làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên
- 2. Người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu
- 3. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
- 4. Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên và bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- 5. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam bị trục xuất
- 6. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
- 7. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc vì lý do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- 8. Giấy phép lao động của người nước ngoài hết liệu lực.
- 9. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc
1. Người lao động không làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 thì điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc là người lao động phải làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên thì mới được người sư dụng lao động thanh toán trợ cấp thôi việc, trừ các trường hợp sau:
– Trong hợp đồng lao động có thỏa thuận về thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc khi làm việc ít hơn 12 tháng làm việc liên tục.
– Khi nghỉ việc, người sử dụng lao động tự nguyện chi trả và thanh toán cho người lao động tiền trợ cấp thôi việc
– Khi thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động có nội dung quy định người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc
2. Người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu
Tại thời điểm nghỉ việc mà người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu rồi thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa, khi đó người lao động sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để nhận lương hưu theo quy định.
Theo quy định tại điều 64 LBHXH và Điều 169 BLLD thì điều kiện để được hưởng lương hưu bao gồm:
– Khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên
– Đủ tuổi nghỉ hưu: Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động được thực hiện theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
– Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Đối với những công việc có tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,… thì theo quy định của LBHXH và BLLĐ 2019.
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
Tại khoản 1 Điều 46 BLLĐ chỉ liệt kê các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 BLLĐ mới được hưởng trợ cấp thôi việc. Trong đó, các trường hợp quy định tại các khoản 5, 8, 11, 12, 13 Điều 34 BLLĐ sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Tại khoản 8 Điều 34 BLLĐ quy định như sau:
“Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải”.
Theo đó, trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải thì không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Trong trường hợp người lao động cho rằng doanh nghiệp sa thải trái páp luật thì có thể khởi kiện ra Tòa án để được giải quyết, nếu Tòa án tuyên bố người lao động sa thải trái pháp luật thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc và được bồi thường theo quy định.
Tìm hiểu thêm về nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động nếu người sử dụng lao động mà quyết định kỷ luật bằng hình thức sa thải không đúng trình tự thủ tục thì sẽ được coi là sa thải trái pháp luật
4. Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên và bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Tại khoản 1 Điều 46 BLLĐ quy định, nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của BLLĐ thì khi người lao động nghỉ việc sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Dẫn chiếu về quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của BLLĐ như sau:
“Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên”
Theo đó, trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do “Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên” thì khi nghỉ việc, người lao động cũng sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
trong tường hợp người lao động cho rằng người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì có thể yêu làm đơn khởi kiện để cầu Tòa án giải quyết. Nếu Tòa án tuyên bố người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc, đồng thời sẽ được bồi thường theo quy định.
5. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam bị trục xuất
Tương tự, tại khoản 1 Điều 46 BLLĐ chỉ liệt kê các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 BLLĐ mới được hưởng trợ cấp thôi việc. Trong đó, các trường hợp quy định tại các khoản 5, 8, 11, 12, 13 Điều 34 BLLĐ sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Tại khoản 5 Điều 34 BLLĐ quy định như sau:
“Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
6. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
Tại khoản 1 Điều 46 BLLĐ không quy định trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc vì lý do đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế thì người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc, do đó trong trường hợp này người sử dụng lao động không phải thanh toán trợ cấp thôi việc.
Mặc dù doanh nghiệp không phải thanh toán trợ cấp toi việc nhưng vẫn phải phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động bị mất việc làm.
Tại Điều 42 BLLĐ quy định các trường hợp về thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế như sau:
“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế”.
7. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc vì lý do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tương tự như trường hợp số 6 nêu trên, nếu Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc vì lý do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì cũng không phải thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động.
Điều kiện để được hưởng trợ cấp mất việc làm bao gồm:
– Người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên
– Doanh nghiệp cho người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ, hoặc
– Doanh nghiệp cho người lao động thôi việc vì lý do kinh tế, hoặc
– Doanh nghiệp cho người lao động thôi việc vì lý do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; hoặc
– Doanh nghiệp cho người lao động thôi việc vì lý do bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; hoặc
– Doanh nghiệp cho người lao động thôi việc vì lý do chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
8. Giấy phép lao động của người nước ngoài hết liệu lực.
Tại thời điểm nghỉ việc mà Giấy phép lao động của người nước ngoài tại Việt Nam hết hiệu lực thì cũng không được hưởng trợ cấp thôi việc. Do việc gia hạn giấy phép lao động là nghĩa vụ của người lao động nên nêu người lao động vi phạm nghĩa vụ của mình thì không được hưởng trợ cấp thôi việc.
9. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Theo quy định, thời gian thử việc cao nhất là không quá 06 tháng, nếu hết thời hạn thử việc cao nhất này thì vẫn chưa đủ thời gian làm việc thường xuyên 12 tháng. Do đó khi kết thúc thử việc mà người lao động nghỉ việc luôn thì thường người sử dụng lao động sẽ không trả trợ cấp thôi việc.
Trên đây là tổng hợp các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định mới nhất hiện nay. Mặc dù pháp luật có quy định các trường hợp nêu trên người lao động sẽ không được thanh toán trọ cấp thôi việc, tuy nhiên trên thực ế giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau về việc trả hay không trả trợ cấp thôi việc, tùy theo tình hình kinh tế, kết quả công việc, mối quan hệ giữa các bên như thế nào mà có thể thỏa thuận, thương lượng sao cho phù hợp.
Tìm hiểu thêm: