Home / Hôn nhân gia đình / Bằng chứng, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con

Bằng chứng, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con

Khi ly hôn, cần những bằng chứng gì để giành quyền nuôi con? Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số loại giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con để bổ sung hồ sơ tranh chấp quyền nuôi con. Tùy theo tình hình hình của mỗi bên mà Tòa án sẽ căn cứ giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng (nếu có yêu cầu).

Bằng chứng de giành quyền nuôi con khi ly hôn

Theo quy định pháp luật, khi ly hôn thì bố mẹ có quyền thỏa thuận về người nuôi dưỡng con. Tuy nhiên nếu bố mẹ không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, khi giải quyết Tòa án sẽ căn cứ vào tài liệu và chứng cứ mà mỗi bên cung cấp để ra bản án/quyết định sao cho bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của người con. Do vậy khi ly hôn muốn giành quyền nuôi con thì mỗi bên đương sự phải tự mình chứng minh có đủ điều kiện nuôi con.

Bằng chứng de giành quyền nuôi con khi ly hôn

1. Bằng chứng về khả năng tài chính

Bằng chứng về khả năng tài chính là một trong những bằng chứng quan trọng để giành quyền nuôi con, nếu như bên nào có khả năng và điều kiện kinh tế tốt hơn thì sẽ có ưu thế giành quyền nuôi con khi ly hôn.

2. Bằng chứng về nơi ở ổn định

Chỉ khi có nơi ở ổn định thì mới có thể giúp bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con, theo đó người nào có nơi ở ổn định là lợi thế khi ly hôn giành quyền nuôi con, và đây là một bằng chứng de giành quyền nuôi con quan trọng mà đương sự nên chuẩn bị từ trước.

3. Bằng chứng về sức khỏe

Người nào có đủ sức khỏe thì mới đảm bảo việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con một cách tốt nhất. Nếu một bên bị mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân thì sẽ là bất lợi khi ly hôn giành quyền nuôi con, bởi vì khi bị bệnh mà không thể tự chăm sóc bản thân thì càng không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

4. Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có)

Nếu vợ chồng có nhiều hơn 1 người con mà người con trước đã được Tòa án hoặc theo uy định pháp luật ở với bố hoặc mẹ thì người con sau có nguyện vọng được ở cùng với anh, chị, em thì đó cũng là một lợi thế, việc giao con cho ở chung với anh, chị, em là nhằm bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con.

5. Bằng chứng về có đủ thời gian để chăm sóc con

Thời gian cũng là một bằng chứng de giành quyền nuôi con khi ly hôn mà đương sự không nên bỏ qua. Để có thể bảo đảm quyền lợi về mọi mặt cho con thì người nuôi dưỡng phải có đủ thời gian để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, do đó người nào có thời gian nhiề u hơn dành cho con thì sẽ có ưu thế hơn.

6. Bằng chứng  về mặt tinh thần (sự gắn bó với con)

Về mặt tinh thần, người nào có sự gắn bó, thân thiết với con hơn, có sự quan tâm con hơn thì sẽ có ưu thế hơn. Tuy nhiên, việc thu thập bằng chứng về mặt tinh thần là tương đối khó khăn, ở dưới chúng tôi sẽ hướng dẫn đương sự cách thu thập loại bằng chứng này một cách chi tiết.

Trên đây là một số loại bằng chứng de giành quyền nuôi con khi ly hôn, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thu thập bằng chứng nêu trên để cung cấp cho Tòa án một cách chi tiết.

Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn

1. Bảng lương, bảo hiểm xã hội, sao kê ngân hàng

Bảng lương, bảo hiểm xã hội, sao kê ngân hàng là loại giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn mà đa số các đương sự đều thực hiện, thông qua đó chứng minh đương sự có khả năng về kinh tế để nuôi dưỡng và chăm sóc con được tốt nhất.

Thông thường, bảng lương (do công ty xác nhận) thường không có giá trị chứng minh cao bằng sao kê ngân hàng (nhận lương qua ngân hàng) và bảo hiểm xã hội, bởi vì bảng lương do công ty xác nhận thì họ muốn xác nhận bao nhiêu cũng được, nhưng ngân hàng và bảo hiểm xã hội là thể hiện chính xác mức thu nhập của người lao động. Do đó nếu đương sự có nhận lương qua bảo hiểm ngân hàng, có đóng bảo hiểm xã hội thì nên sao kê có đóng dấu của cơ quan cung cấp để cung cấp cho Tòa án.

Tìm hiểu thêm vấn đề thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng thuê nhà dài hạn

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng thuê nhà dài hạn là giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn hiệu quả, tài liệu này chứng minh được vấn đề đương sự có nơi ở ổn định.

Đối với trường hợp đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất là tài sản riêng của đương sự thì ngoài việc chứng minh đương sự có nơi ở ổn định ra thì còn chứng minh thêm về tài sản và khả năng kinh tế để nuôi con.

3. Hợp đồng lao động có quy định thời gian làm việc cố định

Nếu đương sự muốn chứng minh có đủ thời gian dành cho con thì cũng có thể cung cấp cho Tòa án hợp đồng lao động (nếu làm việc theo giờ/theo ca cố định).

Trường hợp đương sự làm công việc có tính chất tự do, thời gian làm việc không cố định thì phải chứng minh có đủ thời gian để quan tâm, chăm sóc và giáo dục con bằng những tài liệu, giấy tờ liên quan khác.

4. Giấy khám sức khỏe do Bệnh viện đa khoa cấp

Để chứng minh đương sự có đủ sức khỏe, không bị mắc bệnh nặng thì đương sự nên đi khám sức khỏe ở Bệnh viện đa khoa đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để được cấp xác nhận về tình trạng sức khỏe và nộp cho Tòa án.

5. Đơn xin được ở cùng bố hoặc mẹ của người con đó

Đây chính là bằng chứng về mặt tinh thần như chúng tôi đã đê cập ở trên. Đơn xin được ở cùng với bố hoặc mẹ là một trong những giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn hiệu quả. Thông qua đơn này thể hiện ý chí và nguyện vọng của con muốn được ở với bố hay mẹ nên sẽ là căn cứ để Tòa án quyết định giao quyền nuôi con cho bố hay mẹ.

Để thu thập tài liệu này, các bạn hãy hỏi con về nguyện vọng muốn ở với ai. Chẳng hạn: nếu bố mẹ không sống chung với nhau nữa thì con muốn ở với ai? nếu ngời con trả lời là muốn ở với bạn thì bạn hướng dẫn con làm đơn xin được ở cùng với bạn.

MẪU ĐƠN XIN ĐƯỢC Ở CÙNG VỚI BỐ/MẸ (tham khảo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

ĐƠN XIN ĐƯỢC Ở CÙNG VỚI MẸ

Kính gửi Tòa án nhân dân huyện ABC, tỉnh XYZ.

Cháu tên là: Nguyễn Văn A, sinh năm 2018, là con của bố Nguyễn Văn B và mẹ là Nguyễn Thị C ở địa chỉ số 01 đường số 02, xã DEF, huyện TYU, tỉnh BD.

Hôm nay, cháu viết đơn này để trình bày vấn đề như sau: Nếu bố mẹ không thể ở chung với nhau nữa thì cháu xin được ở với mẹ Nguyễn Thị C.

Cháu không muốn ở với bố bởi vì Bố thường xuyên nhậu nhẹt say xỉn về nhà đánh con/ Bố thường xuyên ép buộc con phải nghỉ học để đi làm với bố/Bố ép con phải uống rượu bia/ Bố thường xuyên bắt con phải sang nhà hàng xóm trộm đồ…. (lưu ý: Lý do phải chính xác, do chính người con viết, tuyệt đối không xúi giục hay cưỡng ép con viết sai sự thật).

Người làm chứng

(Ký và ghi họ tên)

…….., ngày …… tháng…… năm………

(Ký và ghi họ tên)

 

 

 

Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã

(xác nhận, ký tên, đóng dấu)

6. Đơn xin được ở cùng với anh, chị, em (nếu có)

Đơn xin được ở cùng với anh, chị, em là một tài liệu giấy tờ chứng minh giành quyền nuôi con khi ly hôn, nếu như vợ chồng cho 2 người con, người con thứ nhất Tòa án đã giao hoặc pháp luật quy định là người con này do người vợ nuôi mà người con thứ 2 có nguyện vọng ở với người con thứ nhất thì đương nhiên là ưu thế thuộc về người mẹ.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

ĐƠN XIN ĐƯỢC Ở CÙNG VỚI CHỊ

Kính gửi Tòa án nhân dân huyện …….. tỉnh …………..

Cháu tên là …………….. , sinh năm ………. , là con của bố …………. , mẹ là …………. Cháu có chị gái là Nguyễn Thị D. Hiện đang ở địa chỉ …………………………………..

Hôm nay, cháu viết đơn này gửi đến Tòa án để trình bày vấn đề như sau: Nếu bố mẹ không thể ở chung với nhau nữa thì chị D ở với ai thì cháu xin được ở với  chị D, cháu muốn ở chung với chị D vì chị D thương cháu nhiều hơn, chị D dạy cháu học bài,….

Người làm chứng

(Ký và ghi họ tên)

…….., ngày …… tháng…… năm………

(Ký và ghi họ tên)

 

 

 

Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã

(xác nhận, ký tên, đóng dấu)

Trên đây là một số giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nuôi con khi ly hôn mà đương sự nên thu thập để giành quyền nuôi con khi bố mẹ không thỏa thuận được và khả năng và điều kiện của các bên ngang nhau.

Ngoài ra nếu một trong các bên có những vấn đề không tốt thì có thể thu thập cả tài liệu, chứng cứ không tốt của đối phương để giành quyền nuôi con hiệu quả hơn, bao gồm một số tài liệu, chứng cứ khác dưới đây:

– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

– Phá tán tài sản của con;

– Có lối sống đồi trụy;

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Tìm hiểu thêm:

Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con khi ly hôn?

Trường hợp nào thì bố hoặc mẹ sẽ không được quyền nuôi con?

Chi phí thuê luật sư ly hôn đơn phương hết bao nhiêu tiền?

5/5 - (1 vote)

Bài nổi bật

Có nên thuê thám tử theo dõi chồng ngoại tình không?

Có nên thuê thám tử theo dõi chồng ngoại tình không?

Có nên thuê thám tử theo dõi chồng ngoại tình không? Đây là câu hỏi …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *