Home / Hôn nhân gia đình / Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?

Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?

Khi ly hôn Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để giao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng, trong các căn cứ đó có căn cứ về điều kiện kinh tế, vậy thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con? Dưới đây công ty luật nhân hậu sẽ phân tích chi tiết vấn đề thu nhập và khả năng, điều kiện kinh tế để giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?

Khi ly hôn, vấn đề giao quyền nuôi con và chia tài sản là 2 vấn đề lớn được hầu hết các đương sự quan tâm, không chỉ riêng đương sự mà ngay cả Tòa án cũng quan tâm đến 2 vấn đề này, đặc biệt là việ giao người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con. Do đó, khi ra quyết định Tòa án sẽ cân nhắc và dựa vào rất nhiều yếu tố để bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của người con, trong đó có yếu tố thu nhập.

1. Thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con?

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con, do đó khi ly hôn thì vợ chồng có quyền thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng mà không phụ thuộc vào thu nhập của người mẹ, con trên 7 tuổi thì phải hỏi ý kiến của người con.

Mặc dù pháp luật không quy định thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con, tuy nhiên trong trường hợp cả vợ và chồng mà không thỏa thuận được ai sẽ nuôi con thì người có thu nhập cao và ổn định sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con. Bởi vì khi giao quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào vào quyền lợi về mọi mặt của con. Theo đó, ai có thể bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con tốt hơn thì Tòa án giao quyền nuôi con cho người đó.

Tại khoản 2, 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Theo quy định nêu trên thì khi ly hôn, việc Tòa án giao quyền nuôi con cho ai nuôi dưỡng sẽ có các trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp 1: Vợ chồng thỏa thuận ai là người nuôi con khi ly hôn thì giao quyền nuôi con theo thỏa thuận đó.

Trường hợp vợ chồng ly hôn mà thỏa thuận được ai sẽ là người nuôi con, người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người nuôi con thì Tòa án giao quyền nuôi con theo thỏa thuận đó. Tuy nhiên thỏa thuận này phải bảo đảm quyền lợi của người con, nghĩa là người nuôi con phải có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Ví dụ: Khi ly hôn, vợ chồng thỏa thuận sẽ để người vợ nuôi con. Tuy nhiên tại thời điểm này người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc xét thấy người chồng không có khả năng và điều kiện để nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét giao quyền nuôi con cho người chồng. Trong trường hợp người vợ cũng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa án xem xét giao người giám hộ trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.

Hoặc trong trường hợp người chồng chuẩn bị đến thời hạn chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cũng sẽ căn cứ xem xét giao con cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng,…

Như vậy, nếu như vợ chồng ly hôn mà thỏa thuận được ai là người nuôi con thì Tòa án sẽ giao con theo thỏa thuận đó, tuy nhiên thỏa thuận đó phải tuân theo quy định pháp luật.

Trường hợp 2: Con dưới 36 tháng tuổi thì giao người mẹ trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn mà không phụ thuộc vào thu nhập của người mẹ

Tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Căn cứ quy định nêu trên thì khi vợ chồng ly hôn mà con dưới 36 tháng tuổi thì Tòa án giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng mà không phụ thuộc vào thu nhập của người mẹ. Tuy nhiên, không phải cứ con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ mặc định là người mẹ sẽ nuôi dưỡng, mà còn tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp vợ chồng ly hôn mà con dưới 36 tháng tuổi, người mẹ không có đủ điều kiện để nuôi con, hoặc người mẹ đang mắc bệnh tâm thần dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự thì người mẹ cũng không thể nuôi dưỡng và chăm sóc con, do đó Tòa xem xét giao con cho người chồng trực tiếp nuôi dưỡng nếu như người chồng có điều kiện (người chồng không bị mất năng lực hành vi dân sự, không chuẩn bị chịu chấp hành hình phạt tù, thu nhập của người chồng ổn định, có thời gian và chổ ở cố định,…)

Trong trường hợp cả 2 vợ chồng đều không có khả năng và điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con mà con đang dưới 36 tháng tuổi thì vợ chồng có thể thỏa thuận để người khác nuôi dưỡng, nếu người đó đồng ý (ông bà nội, ông bà ngoại, cô dì chú bác,…), căn cứ vào thỏa thuận này nếu xét thấy phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án giao con cho ông bà nội/ ông bà ngoại/ người khác nuôi dưỡng.

Trong trường hợp cả 2 vợ chồng điều không có khả năng và điều kiện để nuôi con mà con dưới 36 tháng tuổi, nhưng không có ai đồng ý thay mặt vợ chồng nuôi dưỡng thì Tòa án căn cứ quy định pháp luật để giao người giám hộ trực tiếp nuôi dưỡng.

Trường hợp 3: Con trên 36 tháng tuổi mà vợ chồng không thỏa thuận được người nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để giao quyền nuôi con, trong đó có yếu tố thu nhập.

Khi ly hôn mà con trên 36 tháng tuổi, vợ chồng không thỏa thuận được ai nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào vấn đề quyền lợi mọi mặt của con để giao người trực tiếp nuôi dưỡng. Như vậy, liên quan đến vấn đề quyền lợi mọi mặt có yếu tố thu nhập, theo đó ai có thu nhập cao hơn thì có ưu thế hơn về giành quyền nuôi con.

Ở đây, pháp luật chỉ quy định quyền lợi mọi mặt của người con, xét riêng yếu tố thu nhập thì pháp luật chỉ đề cập đến vấn đề thu nhập ổn định chứ không quy định cụ thể thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con, do đó mà khi giành quyền nuôi con, đương sự cần phải có một nguồn thu nhập ổn định.

Thu nhập ổn định được hiểu là có nguồn thu nhập đều đặn hàng tháng/ quý/ năm đủ để bảo đảm cho con có điều kiện tốt, ví dụ như một người làm công việc kế toán hoặc nhân viên của công ty có hợp đồng lao động được coi là người có nguồn thu nhập ổn định.

Do đó, khi giành quyền nuôi con thì đương sự cần chứng minh thu nhập của mình, bằng cách xin xác nhận bảng lương và hợp đồng lao động của công ty, tổ chức nơi mình đang làm việc để cung cấp cho Tòa án, Tòa án căn cứ vào đó để xác định.

Trường hợp 4: Con trên 7 tuổi phải hỏi ý kiến của người con có nguyện vọng muốn ở với ai

Đối với trường hợp ly hôn mà con từ đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án phải hỏi xem người con có nguyện vọng muốn ở với ai. Theo nguyên lý ai có tình thương với con nhiều hơn thì người con đó sẽ có mong muốn sống với người đó, do vậy việc hỏi ý kiến nguyện vọng của người con cũng là một căn cứ để Tòa án ra quyết định.

Tuy nhiên, ý kiến của người con không phải là yếu tố quyết định, mà chỉ là căn cứ để Tòa án tham khảo. Tòa án vẫn giữ nguyên quan điểm và nguyên tắc giao con bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của ngươi con, do đó việc hỏi ý kiến và nguyện vọng chỉ là một căn cứ để Tòa án tham khảo.

Ví dụ: Khi người mẹ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, cong việc không ổn định, thu nhập thất thường,… người con thấy thương mẹ nên có nguyện vọng ở với mẹ. Như vậy, ý kiến và nguyện vọng của người con trong trường hợp này chỉ để tham khảo, nếu người chồng không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, có công việc và thu nhập ổn định, có nơi ở ổn định và không vi phạm pháp luật,… thì Tòa án sẽ xem xét giao cho người chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con.

Trong trường hợp mà cả vợ và chồng đều có điều kiện và khả năng ngang nhau thì ý kiến của người con là căn cứ quyết định đến việc giao con cho ai nuôi dưỡng, bởi vì khi cả 2 người đều có điều kiện ngang nhau mà con muốn ở với một người nào đó thì không có lý do gì mà Tòa án không quyết định theo ý kiến và nguyện vọng của người con.

2. Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

– Tình trạng nhận thức và làm chủ hành vi

Theo quy định, người nào bị mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ không được Tòa án giao quyền nuôi con, bởi vì người bị mất năng lực hành vi dân sự thì không có khả năng và nhận thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi chăm sóc và giáo dục trẻ em, cũng như không thể đại diện con để thực hiện các giao dịch thường ngày.

Người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ là điều kiện bất lợi khi ly hôn giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này, Tòa án xem xét giao quyền nuôi con cho người còn lại (nếu như không bị mất năng lực hành vi dân sự và có đủ khả năng điều kiện nuôi dưỡng con).

– Ý thức tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội.

Tại Điều 85 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, người bị kết án về một trong tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Ngoài ra, người có hành vi phá tán tài sản của con, hoặc người có lối sống đồi trụy, hoặc người có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì cũng bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

Do đó, ý thức tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội là một trong những yếu tố quan trọng để giành quyền nuôi con. Nếu một bên thuộc các trường hợp nêu trên thì Tòa án có thể tự mình ra quyết định không cho người đó trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 1 – 5 năm.

– Điều kiện về kinh tế, thu nhập ổn định

Điều kiện về kinh tế, có nguồn thu nhập ổn định có thể nói được là căn cứ quan trọng để Tòa án giao quyền nuôi con. Khi một người có điều kiện kinh tế tốt thì có thể bảo đảm cho con có điều kiện để học tập, vui chơi giải trí và các quyền lợi khác của con được tốt nhất.

Tuy nhiên, yếu tố thu nhập chỉ là một căn cứ, không phải là căn cứ duy nhất để Tòa án xem xét giao quyền nuôi con. Ngoài yếu tố thu nhập ra thì còn các yếu tố liên quan khác, bao gồm:

– Nơi ở ổn định để bảo đảm cho con có một nơi ở ổn định

Nơi ở ổn định là một yếu tố bảo đảm cho người con có được cuộc sống ổn định, học tập ổn định và các vấn đề liên quan khác. Trong trường hợp này, ai có nhà riêng thì có ưu thế hơn, nếu không có nhà riêng thì đương sự có thể chứng minh nơi ở ổn định.

Nơi ở ổn định không nhất thiết phải là nhà riêng, mà đó có thể là nhà thuê, phòng trọ. Tuy nhiên khi thuê nhà hoặc phòng trọ thì phải có hợp đồng thuê dài hạn thì mới có thể được xem là nơi ở ổn định.

– Thời gian để chăm sóc, giáo dục con

Để có thể phát triển tốt nhất về mọi mặt thì trẻ em cần được sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục từ cha mẹ, để làm được điều đó thì cha mẹ cần phải có thời gian, do đó thời gian cũng là một trong những căn cứ để Tòa án ra quyết định.

Theo nguyên lý này, trẻ em là một tờ giấy trắng, do đó cần sự hướng dẫn, bảo ban và dạy dỗ từ người cha mẹ, nếu cha mẹ không có thời gian để dạy dỗ thì trẻ em rất khó để có điều kiện tốt, thậm trí là có thể dẫn tới tình trạng trẻ em thiếu sự quan tâm, dạy dỗ sẽ trở thành người không tốt.

– Nhân cách đạo đức của người nuôi dưỡng, chăm sóc

Đạo đức và nhân phẩm của một người khi trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục một đứa trẻ là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp từ người giáo dục chúng, do đó để trẻ em có thể trở thành người tốt thì người giáo dục chúng cũng phải là người tốt.

Theo nguyên lý chung, khi một người có nhân phẩm đạo đức không tốt mà nuôi dưỡng, dạy dỗ một đứa trẻ thì đứa trẻ đó rất dễ bị “hấp thụ” tính hư tật xấu của người đó, do đó nhân phẩm đạo đức tốt là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định giao quyền nuôi con.

– Trình độ học vấn của người nuôi dưỡng

Trình độ học vấn cũng là một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của người con. Người có trình độ học vấn cao sẽ biết cách chăn sóc và giáo dục con theo khoa học, tạo điều kiện cho người con được tiếp thu những kiến thức, kỹ năng theo xu hướng thời đại…

Ngoài ra, Tòa án còn căn cứ vào nhiều yếu tố khác nữa, nếu các bạn đang cần thuê luật sư để giành quyền nuôi con khi ly hôn thì các bạn hãy liên hệ đến công ty luật Nhân Hậu để được hỗ trợ cụ thể.

Công ty luật Nhân Hậu hiện đang cung cấp dịch vụ luật sư ly hôn giành quyền nuôi con và chia tài sản cho đương sự trên toàn quốc, với thâm niên hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tranh tụng hôn nhân gia đình, đội ngũ luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm, công ty luật Nhân Hậu sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn trong vụ việc ly hôn một cách hiệu quả.

Mọi thông tin chi tiết về điều kiện và thu nhập bao nhiêu thì được quyền nuôi con? Các bạn vui lòng liên hệ đến công ty luật Nhân Hậu để được hỗ trợ, hoặc tham khảo bảng giá chi phí thuê luật sư ly hôn giảnh quyền nuôi con để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của chúng tôi.

5/5 - (6 votes)

Bài nổi bật

Văn phòng công ty dịch vụ thám tử tại Bình Dương uy tín

Bảng giá thuê dịch vụ thám tử tại Bình Dương mới nhất

Công ty thám tử Hoàn Cầu kính chào quý khách! Hiện tại chúng tôi đang …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *