Trường hợp nào mẹ không được nuôi con? Trường hợp nào bố không được nuôi con? Quyền nuôi con khi ly hôn và sau khi đã ly hôn là một vấn đề quan trọng mà các đương sự đều quan tâm, theo đó vợ chồng ai cũng muốn giành quyền nuôi con, tuy nhiên trong một số trường hợp thì người bố hoặc người mẹ sẽ không được nuôi con, thậm trí bị Tòa án tước quyền đối với con chưa thành niên bằng quyết định không cho vợ hoặc chồng trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp nào bố mẹ không được nuôi con?
1. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận để bố nuôi con
Tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con”. Theo đó khi ly hôn thì vợ chồng có quyền thỏa thuận để người mẹ hoặc người bố nuôi con, trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận để người bố nuôi con thì đương nhiên người mẹ không được nuôi con sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào vợ chồng thỏa thuận người nuôi con cũng được Tòa án chấp nhận, bởi thỏa thuận đó phải tuân thủ quy định pháp luật về quyền lợi của người con, thỏa thuận đó không vi phạm quy định để trốn tránh nghĩa vụ, và các thỏa thuận trái pháp luật, đạo đức xã hội khác…
Ví dụ: Khi người chồng bị kết án về tội xâm phạm sức khỏe của người khác và chuẩn bị đến thời hạn chấp hành hình phạt tù, lúc này để hoãn thời hạn chấp hành hình phạt tù vợ chồng thỏa thuận sẽ ly hôn và để người chồng nuôi con để hoãn chấp hành hình phạt tù. Như vậy, thỏa thuận này bị vô hiệu và sẽ không được Tòa án chấp nhận.
2. Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
Tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Theo quy định nêu trên thì dù cho người con dưới 36 tháng tuổi nhưng nếu như người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người mẹ vẫn không được nuôi con sau khi ly hôn, thay vào đó Tòa án xem xét dđiều kiện của người bố nếu có đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa án sẽ giao con cho người bố nuôi dưỡng.
3. Người bố hoặc mẹ có hành vi phá tán tài sản của con;
Phá tán tài sản của con được hiểu là việc cha hoặc mẹ sử dụng tài sản của con để phục vụ vào mục đích cá nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khối tài sản của người con, hoặc sử dụng tài sản của người con để kinh doanh bất hợp pháp,… Ví dụ như người bố nghiện rượu nặng nhưng không có nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên lấy tài sản hoặc cầm cố tài sản của người con để lấy tiền mua rượu hoặc các chất kích thích khác,…
Tại điểm b khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định, cha mẹ mà có hành vi phá tán tài sản của con chưa thành niên thì sẽ bị hạn chế quyền đối với người con chưa thành niên đó, bao gồm cả việc không cho nuôi con.
Khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình nêu rõ: Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 1 – 5 năm.
3. Người bố hoặc mẹ có lối sống đồi trụy;
Người bố hoặc mẹ có lối sống đồi trụy có thể được hiểu là người bố hoặc người mẹ thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Theo đó, các hành vi có thể được xem là đồi trụy bao gồm: mua dâm, khiêu dâm, kích động tình dục, lưu truyền các văn hóa phẩm bị cấm,…
4. Người bố hoặc mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Khi người bố hoặc người mẹ có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật và đạo đức xã hội thì sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, trường hợp này có thể bị Tòa án quyết định không cho nuôi con tại giai đoạn ly hôn hoặc sau khi ly hôn mới bị phát hiện thì cũng sẽ bị hạn chế quyền đối với con.
Ví dụ: Người bố thường xuyên xúi giục con trộm cắp tài sản thì có thể bị tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, người mẹ có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định hạn chế quyền nuôi con đối với người bố để giành quyền nuôi con.
Ngoài người vợ ra thì người thân thích, người giám hộ, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ cũng có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hạn chế quyền nuôi con đối với hành vi nêu trên.
5. Người bố hoặc mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý
Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Không được tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh sự, nhân phẩm của người khác.
Khi một người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác tùy theo mức độ hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là xử lý hình sự theo quy định.
Trường hợp người bố hoặc mẹ có hành vi cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người con mà đã bị kết án thì sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm là các tội được quy định tại Chương XIV của Bộ luật hình sự 2015 gồm 33 tội danh (quy định từ Điều 123 đến Điều 156).
6. Người bố hoặc mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Trong quá trình chung sống, nếu người vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trôm nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì theo yêu cầu của người vợ hoặc chồng, hoặc người thân thích, người giám hộ, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ cũng có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hạn chế quyền nuôi con đối với người vi phạm.
Theo đó, trường hợp bố hoặc mẹ trốn tránh nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì tại thời điểm ly hôn và sau khi đã ly hôn mà đang nuôi con cũng sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Trên đây là 6 trường hợp bố và mẹ không được nuôi con khi ly hôn và cả sau khi đã ly hôn, nếu sau khi đã ly hôn mà phát hiện vợ hoặc chồng thuộc 1 trong 6 trường hợp liệt kê ở trên thì các bạn có thể yêu cầu thay đổi người nuôi con để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định.
Dịch vụ luật sư giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Theo quy định pháp luật, sau khi ly hôn thì vợ hoặc chồng có quyền giành quyền nuôi con bằng cách yêu cầu thay đổi người nuôi con nếu như phát hiện người còn lại thuộc một trong sáu trường hợp nêu trên. Trường hợp sau khi ly hôn mà muốn giành lại quyền nuôi con, các bạn hãy liên hệ đến công ty luật Nhân Hậu để được hỗ trợ nhanh chóng.
Hiện nay, việc giành quyền nuôi con được chia thành 2 giai đoạn, đó là trong giai đoạn ly hôn và giai đoạn sau khi đã ly hôn, việc giành quyền nuôi con tại 2 giai đoạn này có những điểm tương đồng nhưng cũng có những quy định khác nhau. Do đó, việc thu thập tài liệu và chứng cứ để giành quyền nuôi con cũng khác nhau.
– Giành quyền nuôi con khi ly hôn: Là quá trình vợ chồng ly hôn và yêu cầu Tòa án giải quyết việc nuôi con trong giai đoạn ly hôn, việc giành quyền nuôi con trong giai đoạn này yêu cầu đương sự phải chứng minh được mình là người có thể bảo đảm quyền lợi về mọi mặt cho người con, từ đó Tòa án có căn cứ ra quyết định vợ hoặc chồng sẽ nuôi con.
– Giành quyền nuôi con sau khi đã ly hôn (Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn): Là việc sau khi đã có quyết định của Tòa án về việc giao cho người bố hoặc mẹ nuôi con. Tuy nhiên sau đó người bô hoặc người mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục con, hoặc có những hành vi vi phạm quy định pháp luật thì người còn lại có thể giành quyền nuôi con, bằng cách yêu cầu thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.
Việc giành quyền nuôi con sau khi đã có quyết định của Tòa án về việc giao người nuôi con phải tuân thủ quy định pháp luật, yêu cầu đương sự phải thu thập tài liệu chứng cứ có liên quan để chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Nếu bạn đang vướng mắc vấn đề này, các bạn hãy liên hệ đến công ty luật Nhân Hậu để được tư vấn và giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Công ty luật Nhân Hậu là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ ly hôn trọn gói và các dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình uy tín lâu năm, đội ngũ luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm, cùng với tâm huyết làm việc vì lợi ích của khách hàng cao nhất, chúng tôi chắc chắn sẽ giúp bạn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn một cách hiệu quả.
Mọi thông tin liên quan đến câu hỏi trường hợp nào mẹ không được nuôi con hoặc các vấn đề liên quan về việc yêu cầu thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn, các bạn vui lòng liên hệ đến công ty Luật Nhân Hậu để được hỗ trợ tư vấn giải đáp cụ thể.
Tìm hiểu thêm:
One comment
Đọc thêm: Chồng không chịu ký đơn ly hôn thì vợ có thể đơn phương ly hôn?