Ly hôn thuận tình có bắt buộc phải lên Tòa án không? Nếu bạn đang muốn ly hôn thuận tình không cần ra Tòa thì bạn nên thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định để Tòa án giải quyết, trong trường hợp ly hôn thuận tình mà không có mặt của các đưng sự tại Tòa án không đúng quy định thì có thể bị Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự, hậu quả làm mất thời gian và công sức của bạn, do đó bạn nên thực hiện thủ tục the đúng quy định để được Tòa án thụ lý và quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Mục lục
I. Ly hôn thuận tình thì có bắt buộc phải lên Tòa không?
Theo các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình 20115, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2024 thì khi ly hôn thuận tình, đương sự có thể làm đơn xin giải quyết việc ly hôn vắng mặt, tuy nhiên vẫn phải có mặt tại Tòa án ít nhất 01 lần để xác nhận về sự tự nguyện ly hôn, nuôi con, chia tài sản (nếu có).
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn” 1.
Như vậy, khi vợ chồng đều thuận tình ly hôn (hoặc một bên làm đơn khởi kiện y hôn và bên còn lại đồng ý ly hôn) thì Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận. Tuy nhiên, trước khi ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì Tòa án sẽ thực hiện các thủ tục điều tra để xem xét các vấn đề về sau:
- Vợ, chồng có thực sự tự nguyện ly hôn không?
- Sự thỏa thuận ly hôn có bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ con không?
- Nếu con đã trên 07 tuổi thì Tòa án sẽ thực hiện thủ tục bắt buộc, đó là hỏi ý kiến của người con xem muốn ở với ai?
Để điều tra được 03 vấn đề nêu trên thì về nguyên tắc, Thẩm phán sẽ phải tiếp xúc với đương sự và người con đủ 07 tuổi thì mới có thể điều tra, đặt câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề. Trong khi đó, Luật tổ chức Tòa án nhân dân quy định Thẩm phán không được tiếp đương sự ngoài trụ sở Tòa án (trừ các trừng hợp đặc biệt). Như vậy, theo suy luận logic thì khi thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn thì đương sự vẫn phải có mặt tại Tòa án để thực hiện các thủ tục tố tụng theo quy định, không thể văng mặt xuyên suốt quá trình quyết việc ly hôn, dù thuận tình hay đơn phương.
Vấn đề đặt ra là đương sự phải lên Tòa bao nhiêu lần, có thể hạn chế được số lần lên Tòa hay không, và thủ tục để hạn chế thấp nhất số lần lên Tòa như thế nào?
II. Thủ tục ly hôn thuận tình không cần ra Tòa
Để được ly hôn thuận tình không cần ra Tòa thì đương sự phải có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt, khi đó Tòa án sẽ tiến hành phiên họp giải quyết việc ly hôn mà không cần sự có mặt của đương sự, tuy nhiên đương sự vẫn phải có mặt tại Tòa án ít nhất 01 lần để xác nhận về việc tự nguyện ly hôn, nuôi con, chia tài sản (nếu có).
Để giúp bạn hình dung và hiểu rõ quy trình, thủ tục ly hôn thuận tình không cần ra Tòa thì dưới đây chúng tôi sẽ phân tích các mốc thời điểm trong vụ việc ly hôn thuận tình và sự có mặt của đương sự trong các mốc sự kiện cụ thể.
1. Tại thời điểm nộp đơn ly hôn thuận tình: Vợ, chồng có thể không cần phải đến Tòa
Theo quy định trong BLTTDS thì đương sự có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn đến Tòa án bằng một trong các hình thức sau:
- Nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Như vậy, tại thời điểm nộp đơn, vợ chồng có thể nộp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn đến Tòa án qua dịch vụ bưu cính hoặc qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Trong trường hợp này thì vợ, chồng sẽ không cần phải đến Tòa.
2. Tại phên họp hòa giải: Vợ, chồng có thể vắng mặt, không cần ra Tòa.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 397 BLTTDS quy đinh như sau: “Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình” 2. Theo đó, khi vợ chồng cùng thuận tình ly hôn nhưng Thẩm phán vẫn phải tiến hành thủ tục bắt buộc, đó là mở phiên họp để hòa giải vợ chồng đoàn tụ.
Tuy nhiên, khi ly hôn thuận tình thì vợ chồng có thể vắng mặt tại phiên họp hòa giải mà không cần ra Tòa, bằng cách làm đơn đề nghị không tiến hành hòa giải, hoặc có đơn vắng mặt vì lý do chính đáng.
3. Tại phiên họp giải quyết việc ly hôn: Vợ, chồng có thể vắng mặt, không cần ra Tòa.
Trong BLTTDS quy định như sau: “Người yêu cầu vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp, trừ trường hợp người yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ” 3. Theo đó, tại phiên họp giải quyết việc ly hôn thì vợ, chồng có thể làm đơn đề nghị Tòa án giải quyết việc ly hôn thuận tình vắng mặt, khi đó vợ chồng cũng không cần phải lên tòa.
Lưu ý, đối với vụ việc ly hôn thuận tình hay đơn phương thì cả vợ và chồng phải trực tiếp tham gia quá trình gả quyết tại Tòa án mà không được ủy quyền cho người khác đại diện để thay mặt mình tham gia, kể cả luật sư. Trương hợp đương sự muốn có luật sư hỗ trợ trong vụ việc ly hôn thì khi đó luật sư sẽ tham gia vào quá trình giải quyết song song với đương sự và tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
4. Trường hợp có con từ đủ 07 tuổi: Con phải lên Tòa án ít nhất 01 lần
– Tại khoản 2 Điều 81 LHN&GĐ quy định, trường hợp ly hôn mà người con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Tại Công văn số 61/2002/KHXX có nội dung như sau: “Để xem xét sự thoả thuận của vợ chồng có bảo đảm quyền lợi chính đáng của con hay không thì theo tinh thần quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình, việc hỏi ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 9 tuổi trở lên (Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 hiện nay là đủ 07 tuổi trở lên) là cần thiết để xem xét nguyện vọng của con,…..Trong trường hợp Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng, nhưng trước khi ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà Toà án không hỏi ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 9 tuổi trở lên là chưa điều tra đầy đủ” 4.
Như vậy, trong vụ việc ly hôn dù là thuận tình hay đơn phương mà nếu người con đã đủ từ 07 tuổi trở lên thì Thẩm phán phải lấy ý kiến của người con muốn được ở cùng ai? Hiện nay chưa có quy định về hình thức lấy ý kiến trực tiếp tại Tòa án hay lấy ý kiến bằng văn bản của người con. Thông thường, Thẩm phán sẽ lấy ý kiến của người con trực tiếp tại trụ sở Tòa án, nên trong vụ việc ly hôn nếu có con từ đủ 07 tuổi thì người con đó cũng phải có mạt tại Tòa án ít nhất 01 lần.
Trong trường hợp này, vợ chồng không cần phải lên Tòa cùng con, bởi vì tại Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP quy định khi lấy ý kiến của con thì “Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con” 5.
Trong 04 giai đoạn của quá trình ly ôn thuận tình nêu trên thì cả vợ và chồng đều có thể vắng mặt, không cần đến Tòa án, tuy nhiên trước khi ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì cả vợ vf chồng vẫn phai có mặt tại Tòa án ít nhất 01 lần để ký tên, xác nhận sự tự nguyện ly hôn, nuôi con, chia tài sản (nếu có), và các vấn đề liên quan khác (nếu có). Thông thường, vợ chồng nên có mặt ở giai đoạn Thẩm phán mở phiên họp giải quyết việc ly hôn để xác nhận ngay tại thời điểm đó để tránh làm mất thời gian, giúp cho quá trình giải quyết ly hôn được thuận tiện và nhanh chóng.
III. Điều kiện để được Tòa án công nhận thuận tình ly hôn
Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014, khoản 4 Điều 397 của BLTTDS, để được Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn phải có những điều kiện sau:
- Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn;
- Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
- Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
1. Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn
Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn là điều kiện quan trọng nhất để Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn, để chứng minh được vấn đề hai vơ chồng thực sụ tự nguyện ly hôn thì có nhiều cách, cách đơn giản và phổ biến hất là trong đơn ly hôn có chữ ký của cả vợ và chồng đều là người yêu cầu. Tham khảo chi tiết mẫu đơn ly hôn thuận tình có chữ ký của 2 vợ chồng theo quy định mới nhất hiện nay.
2. Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;
Theo Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP quy định, “thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con phải không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội” 6.
– Trường hợp tại thời điểm thuận tình ly hôn mà vợ chồng không có con thì ghi: Chúng tôi không có con nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Trường hợp vợ chồng có con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì bắt buộc phải có sự thỏa thuận về việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn.
– Trường hợp vợ chồng không có tài sản chung thì ghi trong đơn: Không có tài sản chung và không yêu cầu Tòa án giải quyết
– Trường hợp vợ chồng có tài sản chung nhưng chưa chia thì ghi: húng tôi tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án giải quyết.
3. Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà sự thỏa thuận của vợ chồng phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con.
Trên đây là quy trình thủ tục ly hôn thuận tình không cần ra Tòa theo quy định mới nhất hiện nay, tùy theo điều kiện của mỗi người mà có thể thực hiện các thủ tục theo quy định để giúp cho việc giải quyết ly hôn được nhanh nhất à thuận tiện nhất.
Lưu ý: Nội dung phân tích chỉ mang tính chất tham khảo, để biết chính xác thủ ục ly thôn thuận tình không cần ra tòa cần thực hiện thủ tục gì và thực hiện như thế nào các bạn vui lòng liên hệ đến văn phòng luật sư để được hỗ trợ, hoặc liên hệ đến các luật sư chuyên ly hôn để được hướng dẫn cụ thể.
Trân trọng!