Home / Hôn nhân gia đình / Chồng ngoại tình có được giành quyền nuôi con không?

Chồng ngoại tình có được giành quyền nuôi con không?

Chồng ngoại tình có được giành quyền nuôi con không? Đây là câu hỏi và cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ có chồng ngoại tình và đang chuẩn bị hồ sơ để giành quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu bạn đang trong trường hợp nêu trên và đang chuẩn bị tìm bằng chứng chồng ngoại tình thì hãy cùng chúng tôi tham khảo bài chia sẽ và phân tích dưới đây để có cái nhìn chính xác nhất cho vụ việc của bạn, từ đó có kế hoạch cũng như phương án giành quyền nuôi con sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Vợ hoặc chồng ngoại tình có được giành quyền nuôi con không?

Chồng ngoại tình có được giành quyền nuôi con không?

Hiện nay pháp luật không quy định vấn đề người ngoại tình thì không được quyền nuôi con khi ly hôn, do đó nếu chồng ngoại tình mà hai bên ly hôn thì người chồng vẫn được giành quyền nuôi con ngang bằng với người vợ, trừ trường hợp con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

Hiện nay, trong các hội nhóm tư vấn pháp luật miễn phí online trên mạng xã hội Facebook nhiều người cho rằng nếu vợ hoặc chồng mà ngoại tình dẫn đến hậu quả ly hôn thì người đó sẽ không được giành quyền nuôi con. Điều này là chưa chính xác, bởi hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể vấn đề này.

Sở dĩ việc người chồng ngoại tình vẫn có được giành quyền nuôi con ngang bằng với người vợ khi ly hôn là bởi vì hành vi ngoại tình chỉ vi phạm nghĩa vụ giữa vợ – chồng mà không vi phạm nghĩa vụ giữa bố – con, do đó không có căn cứ để hạn chế quyền nuôi con hay tước quyền nuôi con của họ.

Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình đã quy định, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Theo đó, khi ly hôn nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được với nhau về việc ai là người sẽ trực tiếp nuôi con thì Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện, khả năng của các bên xem bên nào có thể đáp ứng được quyền lợi về mọi mặt của con để giao con cho bên đó nuôi dưỡng, chứ không căn cứ vào yếu tố lỗi ngoại tình hay không ngoại tình.

Để xem bên nào có thể đáp ứng được quyền lợi về mọi mặt cho con, tại Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP quy định cụ thể vấn đề này bao gồm các yếu tố sau đây:

– Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;

– Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;

– Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ; Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;

– Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;

– Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;

– Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.

Như vậy, khi ly hôn mặc dù người chồng ngoại tình nhưng nếu anh ta có đầy đủ điều kiện đáp ứng quyền lợi về mọi mặt cho con, hoặc có điều kiện tốt hơn người vợ thì anh ta vẫn có thể được Tòa án giao con trực tiếp nuôi dưỡng mà không phụ thuộc vào yếu tố anh ta ngoại tình.

Tóm lại, hành vi ngoại tình tuy có vi phạm nghĩa vụ vợ chồng nhưng lại không vi phạm nghĩa vụ cha – con nên nếu người chồng ngoại tình dẫn đến việc ly hôn thì người chồng vẫn được giành quyền nuôi con, trừ trường hợp người con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người vợ trực tiếp nuôi dưỡng.

Vợ, chồng bị hạn chế quyền nuôi con khi nào?

Như chúng tôi đã phân tích ở trên, việc ngoại tình không liên quan cũng như không ảnh hưởng gì đến việc giành quyền nuôi con khi ly hôn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể sau đây thì sẽ bị hạn chế một số quyền đối với con. Trong đó có trường hợp không không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con từ 01 năm đến 05 năm. Cụ thể như sau:

– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý -> không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con từ 1 – 5 năm.

Ví dụ: Cha, mẹ bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại Điều 134 của Bộ luật Hình sự đối với con chưa thành niên.

– Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con -> không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con từ 1 – 5 năm

Vi phạm nghĩa vụ đối với con là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con hoặc làm tổn hại đến sư phát triển toàn diện của con.

Ví dụ: Cha, mẹ bỏ mặc con chưa thành niên tự sinh sống, không có điều kiện để tự nuôi mình dẫn đến con có hành vi trộm cắp tài sản.

– Phá tán tài sản của con -> không cho cha, mẹ quả lý tài sản riêng của con từ 1 – 5 năm.

Phá tán tài sản của con hành vi mua, bán, tặng cho, hủy hoại hoặc hành vi khác làm thiệt hại đến tài sản của con mà không vì lợi ích của con.

– Có lối sống đồi trụy -> không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con từ 1 – 5 năm.

Lối sống đồi trụy được hiểu là việc cha, mẹ ăn chơi, có thú vui tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

Ví dụ: Cha, mẹ thực hiện hoạt động mại dâm.

– Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội -> không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con từ 1 – 5 năm.

“Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy, ép buộc bằng lời nói, cử chỉ hoặc bằng bất cứ hình thức nào dẫn đến con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Ví dụ: xúi giục, ép buộc dẫn đến con bỏ học, trộm cắp, lừa đảo, vận chuyển trái phép chất ma túy.

Trên đây là những trường hợp vợ, chồng nếu vi phạm một trong các trường hợp sẽ bị hạn chế một số quyền của con.

Vợ, chồng ngoại tình có được chia tài sản khi ly hôn không?

Theo quy định thì khi vợ chồng ly hôn mà trong đó có một bên ngoại tình thì tài sản riêng của ai vẫn chia cho người đó, còn tài sản chung thì chia theo nguyên tắc 50/50 nhưng có xét đến yếu tố lỗi, trong đó có lỗi ngoại tình, do đó nếu vợ hoặc chồng ngoại tình thì sẽ được chia tài sản chung ít hơn so với khi không ngoại tình.

Khi ly hôn, vợ chồng có quyền thỏa thuận về việc chia tài sản, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án chia. Khi đó, Tòa án sẽ chia theo nguyên tắc sau đây:

– Trường hợp 1: Nếu vợ, chồng có lập “văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng” không bị vô hiệu thì Tòa án sẽ áp dụng theo văn bản thỏa thuận đó để xác định và phân chia tài sản.

– Trường hợp 2: Nếu vợ chồng có lập “văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng” nhưng văn bản này bị Tòa án tuyên vô hiệu thì Tòa án sẽ áp dụng nguyên tắc chia tài sản theo luật định.

– Trường hợp 3: nếu vơ chồng không có “văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng” thì Tòa án sẽ áp dụng nguyên tắc chia tài sản theo luật định để giải quyết.

Chế độ chia tài sản theo theo luật định cụ thể như sau:

– Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó, cho dù vợ hoặc chồng có ngoại tình đi chăng nữa thì tài sản riêng của người đó vẫn được chia cho họ, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.

– Tài sản chung thì chia theo theo tỷ lê 50 – 50 nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng:

Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung:

Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn. Tuy nhiên cần lần lưu ý vấn đề: Người ở nhà chăm sóc gia đình, con cái mà không đi làm cũng được tính là lao động có thu nhập tương đương với người đi làm.

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

Như vậy, nếu có căn cứ chứng minh một bên vợ hoặc chồng không chung thủy (ngoại tình) thì người đó sẽ gặp bất lợi hơn khi chia tài sản chung tại thời điểm ly hôn. Do đó, nếu bạn đang nghi ngờ vợ hoặc chồng ngoại tình thì có thể thu thập chứng cứ ngoại tình để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình một cách tốt hơn.

Để tìm bằng chứng ngoại tình thì có rất nhiều cách, trong đó chúng tôi thấy việc thuê thám tử tư điều tra sẽ giúp ích cho việc thu thập chứng cứ cụ thể bằng hình ảnh, video clip xác thực. Nếu bạn quan tâm có thể tìm hiểu bảng giá thuê thám tử điều tra ngoại tình để tìm xem thông tin chi tiết về dịch vụ này.

Hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp đến công ty thám tử Hoàn Cầu qua số điện thoại 0967.185.789 để được hỗ trợ. Công ty thám tử Hoàn Cầu là đơn vị cung cấp dịch vụ thám tử theo dõi vợ, chồng ngoại tình uy tín và chuyên nghiệp, có thâm niên kinh nghiệm lâu năm, do đó sẽ giúp bạn điều tra và thu thập chứng cứ một cách hiệu quả.

Trên đây là giải đáp vấn đề vợ hoặc chồng ngoại tình có được giành quyền nuôi con không và các vấn đê liên quan, hy vọng sẽ giúp bạn có biện pháp hiệu quả và phù hợp để giải quyết vấn đề của mình.

5/5 - (2 votes)

Bài nổi bật

Văn phòng thám tử tư tại Hải Phòng uy tín

Bảng giá dịch vụ thám tử tư tại Hải Phòng mới nhất

Bạn đang cần thuê dịch vụ thám tử tư tại Hải Phòng nhưng bạn không …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *