Home / Hôn nhân gia đình / Chồng ngoại tình có con riêng có kiện được không?

Chồng ngoại tình có con riêng có kiện được không?

Chồng ngoại tình có con riêng có kiện được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người vợ đang có chồng ngoại tình và có con riêng bên ngoài đang có ý định thực hiện một thủ tục pháp lý đối với hành vi của người chồng. Trước hết, để tiến hành một thủ tục pháp lý (khởi kiện hay tố giác) thì các bạn cần phải tìm hiểu xem bạn có quyền thực hiện thủ tục đó hay không và cá điều kiện cụ thể như thế nào. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích chi tiết về vấn đề này.

Chồng ngoại tình có con riêng có kiện được không?

Trước hết, khái niệm “khởi kiện” là dùng trong tố tụng dân sự, chỉ một vụ án dân sự. Còn “tố giác”, “tố cáo”, “tin báo” là khái niệm dùng tron tố tụng hành chính và hình sự. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết trong 3 quan hệ pháp luật này.

I. Chồng ngoại tình có con riêng có kiện được không?

Nếu người chồng ngoại tình có con riêng bên ngoài thì người vợ có thể kiện người chồng và người thứ 3 bằng một vụ án dân sự, hoặc cũng có thể tố giác hành vi ngoại tình của người chồng và người thứ 3 đến cơ quan chức năng theo thủ tục tố tụng hành chính, hoặc hình sự để xử lý theo quy định pháp luật.

Trước khi khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết một vấn đề nào đó thì cần phải xem xét đến việc đương sự có quyền khởi kiện hay không, có bị hạn chế hay không, và đó có phải là vụ án có điều kiện khởi kiện hay không,… Để làm rõ vấn đề này, dưới đây chúng tôi sẽ phân tích cụ thể.

1.1. Quyền khởi kiện của vợ khi chồng ngoại tình có con riêng.

Ngoại tình trước hết là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, cụ thể là vi phạm nghĩa vụ chung thủy của vợ chồng. Theo quy định tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình có quy định: Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau,… Như vậy, hành vi ngoại tình rõ ràng là vi phạm nghĩa vụ chung thủy, và đây có thể được xem là một vi phạm có tính chất nghiêm trọng trong mối quan hệ vợ chồng, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ.

Xét riêng về vấn đề QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỢ CHỒNG trong Luật hôn nhân và gia đình, chung thủy là nghĩa vụ của bên này và là quyền của bên kia. Do đó khi một bên vi phạm nghĩa vụ thì hiển nhiên sẽ làm ảnh hưởng đế quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại.

Trong khi đó, Tại khoản 1 Điều 4 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”.

Như vậy, chỉ cần người chồng có hành vi ngoại tình mà chưa cần đến việc có con riêng bên ngoài thì điều đó đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ, do đó căn cứ Điều 4 BLTTDS thì người vợ có quyền khởi kiện người chồng.

Quyền khởi kiện của người vợ đối với người thứ 3: Khi người thứ 3 biết rõ ràng người đàn ông đang có vợ hợp pháp mà vẫn cố tình chung sống như vợ chồng với họ và có con chung với nhau, như vậy hành vi này trước hết là trái pháp luật, sau là làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích họp pháp của người vợ, do đó người vợ hoàn toàn có quyền khởi kiện người thứ 3 trong tình huống này.

Vấn đề đặt ra ở đây là, kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề gì? Đây là một vấn đề khó và hầu như ở Việt Nam hiện nay rất ít hoặc chưa có trường hợp tương tự. Tuy nhiên, nếu người chồng ngoại tình có con riêng bên ngoài thì người vợ có quyền khởi kiện bằng một vụ án dân sự và có thể yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau:

1.2. Các yêu cầu khởi kiện khi kiện chồng ngoại tình:

– Yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người chồng phải chấm dứt hành vi ngoại tình: Nếu chồng bạn ngoại tình và có con riêng nhưng anh ta vẫn còn tình cảm với vợ con và bạn đã tha thứ cho hành vi của chồng, tuy nhiên để chồng không tái phạm thì bạn vẫn có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án buộc chồng phải chấm dứt mối quan hệ bất chính đó bằng một bản án hoặc quyết định cụ thể.

Khi đã có quyết định của Tòa án buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 182 Bộ luật hình sự.

– Yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người thứ 3 phải chấm dứt mối quan hệ bất chính, trái pháp luật với người chồng: Tương tự như trên, bạn cũng có thể kiện người thứ 3 ngoại tình để yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng đối với người thứ 3.

Tương tự, khi Tòa án đã ra quyết định buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng đối với người thứ 3 mà người thứ 3 vẫn còn tiếp tục duy trì mối quan hệ với chồng bạn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Yêu cầu Tòa án ra giải quyết cho được ly hôn: Trong trường hợp chồng ngoại tình và có con riêng bên ngoài là vấn đề không thể chấp nhận được, nó là nguyên nhân làm cho cuộc sống hôn nhân của vợ chồng ngày càng lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì bạn cũng có thể làm đơn khởi kiện để yêu cầu ly hôn đơn phương.

– Yêu cầu người chồng và người thứ 3 phải bồi thường tổn thất về tinh thần: Khi chồng ngoại tình có con riêng bên ngoài thì chắc chắn người vợ phải chịu những cơn sốc về mặt tinh thần, đây là điều hiển nhiên mà ai trong chúng ta cũng đều hiểu và biết về nó. Tuy nhiên, để buộc người chồng và thứ 3 phả bồi thường tổn thất về mặt tinh thần cho người vợ thì người vợ phải chứng minh có tổn thất về mặt tinh thần, đồng thời tổn thất là bao nhiêu,… Đây là vấn đề khó và nếu không chứng minh được thì Tòa án sẽ không chấp thuận yêu cầu của người vợ.

Trên đây là mọt số nội dung liên quan đến quyền hỏi kiện đối với hành vi ngoại tình, các bạn lưu ý là khi khởi kiện cần phải có chứng cứ rõ ràng thì mới có thể được Tòa án chấp nhận, các bạn tham khảo cách tìm bằng chứng ngoại tình để tham khảo thêm các phương án mà bạn có thể tiến hành thu thập.

Có thể bạn quan tâm về dịch vụ điều tra và thu thập bằng chứng ngoại tình trong các vụ việc dân sự để giúp bạn luôn ở thế chủ động và chiếm lợi thế hơn khi giải quyết các vấn đề xung quanh.

II. Tố cáo chồng ngoại tình và người thứ 3 ở đâu?

Tố cáo hành vi ngoại tình đến cơ quan quản lý hành chính:

Trong trường hợp 2 người ngoại tình bằng hình thức chung sống như vợ chồng và có con riêng, nhưng không gây ra hậu quả nghiêm trọng thì khi đó 2 người chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, họ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trong trường hợp này, người vợ có thể nộp đơn tố cáo gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, huyện nơi 2 người ngoại tình chung sống như vợ chồng để được giải quyết, cụ thể là gửi đơn tố cáo đến Công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã, Công chức Phòng Tư pháp cấp huyện để họ tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính. Thông qua biên bản vi phạm hành chính đó, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người ngoại tình.

Tố cáo hành vi ngoại tình đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự:

– Nếu sự việc 2 người ngoại tình bằng hình thức chung sống như vợ chồng và đồng thời thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, bạn có thể nộp đơn tố giác đến Cơ quan Công an/ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi 2 người chung sống như vợ chồng để giải quyết theo quy định pháp luật:

– Làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…

– Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

– Đã có quyết định của Tòa án tiêu huỷ việc kết hôn, hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

III. Chồng ngoại tình có con riêng bị xử lý như thế nào?

Trường hợp người chồng ngoại tình có con riêng thì người vợ có thể tố cáo hành vi đến cơ quan chức năng để xử lý, theo đó người ngoại tình có con riêng thì có thể bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng, hoặc có thể bị truy cứu trách niệm hình sự với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

3.1. Ngoại tình có con riêng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính:

Tại khoản các điểm a, b, c khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

Theo đó, trường hợp chồng ngoại tình bằng cách tổ chức chung sống như ọ chồng với người khác và có có con riêng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.

Đối với người thứ 3, nếu biết rõ người chồng đang có vợ hợp pháp nhưng vẫn tổ chức chung sống như vợ chồng thì cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.

3.2. Ngoại tình có con riêng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

Về trách nhiệm hình sự, tại Điều 182 BLHS quy định về tội này như sau:

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; (Lưu ý việc ly hôn phải được xác định nguyên nhân xuất phát từ chính hành vi ngoại tình thì mới đủ căn cứ cấu thành tội phạm).

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. (Lưu ý, chỉ cần trước đó đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà bây giờ còn vi phạm thì đã đủ cấu thành tội phạm, không phân biệt hay bắt buộc phải ngoại tình với cùng một người).

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát; (việc tự sát đó phải được xác định nguyên nhân từ xuất phát từ chính hành vi ngoại tình của vợ/ chồng/ bố , có thể do ấm ức, căm phẫn, xấu hổ,… từ hành vi ngoại tình của vợ/chồng/bố mà dẫn đến hậu quả người đó tự sát).

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Tìm hiểu thêm về thủ tục khởi kiện/ tố cáo một người cần những bằng chứng gì?

5/5 - (3 votes)

Bài nổi bật

Văn phòng thám tử tư tại Hải Phòng uy tín

Bảng giá dịch vụ thám tử tư tại Hải Phòng mới nhất

Bạn đang cần thuê dịch vụ thám tử tư tại Hải Phòng nhưng bạn không …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *