Ai có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự, hình sự và hành chính? Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành to tụng dân sự và hình sự được quy định như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết vấn đề liên quan đến quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng trong các vụ án dân sự và hình sự theo quy định pháp luật mới nhất hiện nay.
Mục lục
1. Những ai có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự?
Theo quy định tại Chương IV Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì những người có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự bao gồm: Chánh án Tòa án (có quyền thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án), và Viện trưởng Viện kiểm sát (có quyền thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên).
Trong tố tụng dân sự, người có quyền thay đổi và người có quyền đề nghị thay đổi là hoàn toàn khác nhau, cụ thể chỉ có Chánh án Tòa án và Viện trưởng Viện kiểm sát mới có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng, còn người có quyền đề nghị thay đổi là Đương sự và Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Về quyền đề nghị thay đổi và người có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự, chúng tôi xin liệt kê trong bảng dưới đây để các bạn dễ hình dung:
Người tiến hành tố tụng dân sự bị thay đổi |
Người có quyền đề nghị thay đổi | Người có thẩm quyền thay đổi | Căn cứ thay đổi |
Căn cứ pháp lý |
1. Thẩm phán | – Đương sự
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự |
Chán án Tòa án | – Thẩm phán thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
– Thẩm phán đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. – Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Thẩm phán cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau – Thẩm phán đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. – Thẩm phán là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. |
– Điểm c khoản 1 Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Điều 53 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 |
2. Hội thẩm nhân dân | – Đương sự
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự |
Chán án Tòa án | – Hội thẩm nhân dân đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
– Hội thẩm nhân dân đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. – Có căn cứ rõ ràng cho rằng Hội thẩm nhân dân có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Hội thẩm nhân dân cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau – Hội thẩm nhân dân họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. – Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. |
– Điểm c khoản 1 Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Điều 53 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 |
3. Thẩm tra viên | – Đương sự
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự |
Chán án Tòa án | – Thẩm tra viên đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
– Thẩm tra viên đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. – Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm tra viên có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Thẩm tra viên đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. – Thẩm tra viên là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó. |
– Điểm c khoản 1 Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Điều 54 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 |
4. Thư ký Tòa án | – Đương sự
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự |
Chán án Tòa án | – Thư ký Tòa án đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
– Thư ký Tòa án đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. – Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thư ký Tòa án có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Thư ký Tòa án đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. – Thư ký Tòa án là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó. |
– Điểm c khoản 1 Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Điều 54 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 |
5. Kiểm sát viên | – Đương sự
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự |
Viện trưởng Viện kiểm sát | – Kiểm sát viên đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
– Kiểm sát viên đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. – Có căn cứ rõ ràng cho rằng Kiểm sát viên có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Kiểm sát viên đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. |
– Điểm c khoản 1 Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Điều 60 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 |
6. Kiểm tra viên | – Đương sự
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự |
Viện trưởng Viện kiểm sát | – Kiểm sát viên đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
– Kiểm sát viên đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. – Có căn cứ rõ ràng cho rằng Kiểm sát viên có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Kiểm sát viên đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. |
2. Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự là ai?
Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự bao gồm: Kiểm sát viên; Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ; Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
Để làm rõ người có quyền đề nghị thay đổi và người có thẩm quyền thay đổi người có quyền tiến hành tố tụng hình sự, mời các bạn tham khảo bảng liệt kê chi tiết dưới đây.
Người có quyền tiến hành tố tụng hình sự bị thay đổi |
Người có quyền đề nghị thay đổi | Người có thẩm quyền thay đổi | Căn cứ thay đổi |
Căn cứ pháp lý |
1. Điều tra viên | – Kiểm sát viên
– Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ; – Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. |
– Thủ trưởng Cơ quan điều tra
– Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra – Trường hợp Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành |
– Điều tra viên đồng thời là bị hại, đương sự;
– Điều tra viên đồng thời là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; – Điều tra viên đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó; – Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng Điều tra viên có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Điều tra viên đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án. |
– Điều 49, 50, 51 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 |
2. Cán bộ điều tra | – Kiểm sát viên
– Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ; – Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. |
– Thủ trưởng Cơ quan điều tra
– Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra |
– Cán bộ điều tra đồng thời là bị hại, đương sự;
– Cán bộ điều tra đồng thời là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; – Cán bộ điều tra đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó; – Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng Cán bộ điều tra có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Cán bộ điều tra đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án. |
– Điều 49, 50, 51 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 |
3. Kiểm sát viên | – Kiểm sát viên
– Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ; – Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. |
– Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp
– Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định. |
– Kiểm sát viên đồng thời là bị hại, đương sự;
– Kiểm sát viên đồng thời là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; – Kiểm sát viên đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó; – Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng Kiểm sát viên có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Kiểm sát viên đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án. |
– Điều 49, 50, 52 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 |
4. Kiểm tra viên | – Kiểm sát viên
– Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ; – Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. |
– Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp – Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp |
– Kiểm tra viên đồng thời là bị hại, đương sự;
– Kiểm tra viên là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; – Kiểm tra viên đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó; – Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng Kiểm tra viên có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Kiểm tra viên đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án. |
– Điều 49, 50, 52 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 |
5. Thẩm phán | – Kiểm sát viên
– Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ; – Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. |
– Chánh án
– Phó Chánh án Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
|
– Thẩm phán đồng thời là bị hại, đương sự
– Thẩm phán là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; – Thẩm phán đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó; – Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Thẩm phán cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; – Thẩm phán đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án. |
– Điều 49, 50, 53 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 |
6. Hội thẩm | – Kiểm sát viên
– Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ; – Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. |
– Chánh án
– Phó Chánh án
|
– Hội thẩm đồng thời là bị hại, đương sự;
– Hội thẩm là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; – Hội thẩm Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó; – Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng Hội thẩm có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Hội thẩm cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; – Hội thẩm đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án. |
– Điều 49, 50, 53 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 |
7. Thư ký Tòa án) | – Kiểm sát viên
– Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ; – Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. |
– Trước khi mở phiên tòa:
+ Chánh án + Phó chánh án – Tại phiên tòa: + Hội đồng xét xử
|
– Thư ký Tòa án đồng thời là bị hại, đương sự;
– Thư ký Tòa án là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo; – Thư ký Tòa án Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó; – Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng Thư ký Tòa án có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Thư ký Tòa án đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án. |
– Điều 49, 50, 54 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 |
3. Ai có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành to tụng hành chính?
Người có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng hành chính bao gồm: Đương sự; Người đại diện; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên khởi kiện hoặc chỉ có quyền lợi; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị kiện hoặc chỉ có nghĩa vụ.
Như vậy
Dưới đây là bảng liệt kê người có quyền yêu cầu thay đổi và người có thẩm quyền thay đổi theo quy định mới nhất.
Người tiến hành tố tụng hành chính bị thay đổi |
Người có quyền yêu cầu thay đổi | Người có thẩm quyền thay đổi | Căn cứ để thay đổi |
Căn cứ pháp lý (Luật tố tụng hành chính hợp nhất 2019) |
1. Thẩm phán. | – Đương sự
(Khoản 14 Điều 55) – Người đại diện (Khoản 5 Điều 60) – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điểm d khoản 1 Điều 61) – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập (Khoản 2 Điều 58, khoản 1 Điều 56 và khoản 14 Điều 55) – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên khởi kiện hoặc chỉ có quyền lợi (Khoản 3 Điều 58 dẫn chiếu tới khoản 14 điều 55) – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị kiện hoặc chỉ có nghĩa vụ (Khoản 4 Điều 58 dẫn chiếu tới khoản 1 Điều 57 và khoản 14 điều 55)
|
Chánh án (Điểm c khoản 1 Điều 37 ) |
– Thẩm phán đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
– Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; – Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc lập báo cáo kiểm toán, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện; – Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Thẩm phán trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng; – Thẩm phán đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; – Thẩm phán đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên. |
Điều 45, 46 Luật tố tụng hành chính hợp nhất 2019 |
2. Hội thẩm nhân dân | – Đương sự
– Người đại diện – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên khởi kiện hoặc chỉ có quyền lợi – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị kiện hoặc chỉ có nghĩa vụ |
Chánh án (Điểm c khoản 1 Điều 37 ) |
– Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
– Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; – Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc lập báo cáo kiểm toán, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện; – Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng; – Họ đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; – Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
|
Điều 45, 46 Luật tố tụng hành chính hợp nhất 2019 |
3. Thư ký Tòa án | – Đương sự
– Người đại diện – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên khởi kiện hoặc chỉ có quyền lợi – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị kiện hoặc chỉ có nghĩa vụ |
Chánh án (Điểm c khoản 1 Điều 37) |
– Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
– Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; – Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc lập báo cáo kiểm toán, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện; – Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Thư ký Tòa án Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; – Thư ký Tòa án là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ án đó.
|
Điều 37, 45, 47 Luật tố tụng hành chính hợp nhất 2019 |
4. Thẩm tra viên | – Đương sự
– Người đại diện – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên khởi kiện hoặc chỉ có quyền lợi – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị kiện hoặc chỉ có nghĩa vụ |
Chánh án (Điểm c khoản 1 Điều 37) |
– Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
– Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; – Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc lập báo cáo kiểm toán, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện; – Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Thẩm tra viên Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; – Thẩm tra viên là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ án đó.
|
Điều 37, 45, 47 Luật tố tụng hành chính hợp nhất 2019 |
5. Kiểm sát viên. | – Đương sự
– Người đại diện – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên khởi kiện hoặc chỉ có quyền lợi – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị kiện hoặc chỉ có nghĩa vụ |
Viện trưởng Viện kiểm sát (Điểm c khoản 1 Điều 42)
|
– Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
– Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; – Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc lập báo cáo kiểm toán, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện; – Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Kiểm sát viên đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong vụ án đó. |
Điều 45 và 50 Luật tố tụng hành chính hợp nhất 2019 |
6. Kiểm tra viên. | – Đương sự
– Người đại diện – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên khởi kiện hoặc chỉ có quyền lợi – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị kiện hoặc chỉ có nghĩa vụ |
Viện trưởng Viện kiểm sát (Điểm c khoản 1 Điều 42)
|
– Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
– Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó; – Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc lập báo cáo kiểm toán, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện; – Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện; – Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. – Kiểm tra viên đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong vụ án đó. |
Điều 45 và 50 Luật tố tụng hành chính hợp nhất 2019 |
Trên đây chúng tôi đã giải đáp câu hỏi Ai có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng dân sự, hình sự, hành chính? Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ về quyền lợi của mình khi tham gia vào quá trình tố tụng được hiệu quả hơn, chúc bạn thành công!