Vợ muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý phải làm sao? Trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng đôi khi có những khúc mắc và mâu thuẫn, nếu vợ chồng không thể giải quyết những mâu thuẫn đó, mặc dù đã cố gắng hòa giải nhiều lần nhưng vẫn không thể giải quyết được mâu thuẫn thì điều tất yếu ly hôn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, trường hợp một bên vợ hoặc chồng muốn ly hôn nhưng bên còn lại không đồng ý thì bên muốn ly hôn sẽ phải chứng minh nhiều vấn đề.
Mục lục
1. Vợ muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý phải làm sao?
Trường hợp vợ muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý thì người vợ có thể đơn phương ly hôn để yêu cầu Tòa án giải quyết, khi đó người vợ cần chứng minh người chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Trong trường hợp một bên muốn ly hôn nhưng vì một lý do nào đó nhưng bên còn lại không muốn ly hôn, không chịu ý vào đơn ly hôn thì bên muốn ly hôn vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, đây là quyền của vợ, chồng và quyền này được ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.
Về vấn đề ly hôn thì hiện nay có 03 trường hợp, đó là cả vợ và chồng đều yêu cầu ly hôn (thuận tình ly hôn), chỉ một bên vợ hoặc chồng yêu cầu y hôn và bên còn lại không đồng ý (đơn phương ly hôn), và trường hợp thứ 3 đó là cha, mẹ, người thân thích có quyền yêu cầu ly hôn cho con mình.
Xét riêng trường hợp ly hôn đơn phương, khi một bên vợ hoặc chồng muốn ly hôn nhưng bên còn lại không muốn ly hôn thì bên muốn ly hôn có quyền được yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi đó, Tòa án sẽ thụ lý và giải quyết theo quy định pháp luật.
Căn cứ để Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu ly hôn đơn phương được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật hôn nhân va gia đình như sau:
“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.
Như vậy, căn cứ Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp người vợ muốn ly hôn nhưng người chồng không đồng ý thì người vợ có quyền làm đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Khi đó, người vợ sẽ phải chứng minh các vấn đề liên quan để làm sao thuyết phục được Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của mình. Dưới đây là những vấn đề cần phải chứng minh khi một bên không đồng ý ly hôn.
2. Các vấn đề người vợ cần chứng minh khi ly hôn nhưng chồng không đồng ý
Theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2015 thì trường hợp người vợ muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý thì người vợ phải chứng minh một trong các vấn đề sau:
- Người chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc
- Người chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Để chứng minh các vấn đề nêu trên, căn cứ Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình như sau:
1. Người chồng có hành vi bạo lực gia đình
Người chồng có hành vi bạo ục gia đình là khi người chồng có một trong các hành vi sau đây:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;
đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;
e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;
k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp người vợ muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý thì người vợ chỉ cần chứng minh ngời chồng có một rong các hành vi nêu trên thì sẽ được Tòa án chấp nhận. Trong trường hợp người chồng không có hành vi bạo lực gia đình thì người vợ phải chứng minh được vấn đề người chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
2. Người chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Việc chứng minh vấn dề này là tương đối khó, tuy nhiên người vợ nếu thực sự muốn ly hôn với chồng thì buộc phải chứng minh các vấn đề sau đây:
– Người chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng: Đây được xác định là hành vi của người chồng đã hoặc đang vi phạm quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền củ người vợ, nghĩa vụ của người chồng dẫn đến xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người vợ.
Ví dụ: Người chồng phá tán tài sản của gia đình.
– Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được là khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có tình nghĩa vợ chồng, ví dụ: vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; vợ, chồng sống ly thân, bỏ mặc vợ hoặc chồng;
b) Vợ, chồng có quan hệ ngoại tình;
c) Vợ, chồng xúc phạm nhau, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tổn thất về tinh thần hoặc gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe của nhau;
d) Không bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển.
Như vậy, khi chứng minh được các vấn đề nêu trên thì Tòa án sẽ chấp nhận yêu cầu ly hôn của người vợ mà không cần sự đồng ý của người chồng.
3. Mẫu đơn khởi kiện ly hôn khi chồng không đồng ý
Hiện nay, đơ khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án ly hôn được làm theo Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao). Dưới đây là mẫu để các bạn tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*********
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2025
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: ….. (Ghi tên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi người chồng cư trú. Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh)
(Địa chỉ: ….. (Ghi chính xác địa chỉ của Tòa án))
Người khởi kiện: …….. (Ghi họ và tên của người vợ theo Căn cước công dân hoặc hộ chiếu)
Địa chỉ: ……… (Ghi chính xác địa chỉ cư trú hiện tại của người vợ để Tòa án gửi thông báo, tống đạt giấy tờ)
Số điện thoại: ……. (Ghi chính xác số điện thoại của người vợ đang sử dụng để Tòa án có thể liên hệ khi cần thiết)
Số fax: ………(nếu không có thì để trống, hoặc xóa bỏ phần này khỏi đơn)
Địa chỉ thư điện tử: ……. (điền địa chỉ email của người vợ, nếu không có thì để trống, hoặc xóa bỏ phần này khỏi đơn)
Người bị kiện: ………. (Ghi họ tên của người chồng theo căn cước công dân hoặc hộ chiếu)
Địa chỉ: …….. Điền địa chỉ cư trú hiện tại của người chồng để Tòa án xác định thẩm quyền giải quyết, gửi thông báo, tống đạt giấy tờ)
Số điện thoại: ………. Điền số điện thoại của người chồng (nếu không có thì bỏ qua); số fax: ……………(nếu không có thì bỏ qua)
Địa chỉ thư điện tử: ……………………. (nếu không có thì bỏ qua)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)……………………………………………….
Địa chỉ: (8)…………………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)………………………………………….
Địa chỉ: (10) …………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:……………………….. (Trình bày sơ bộ về mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng, con cái, các mâu thuẫn, sau đó nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết).
Lưu ý: Khi người vợ muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý thì người vợ phải yêu cầu Tòa án giải quyết 2 vấn đề chính, đó là vấn đề hôn nhan và con cái. Còn vấn đề tài sản, quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết bây giờ hoặc sau này giải quyết vẫn được.
Ví dụ: Vì những lý do nêu trên, tôi yêu cầu Tòa án giải quyết cho tôi những vấn đề sau đây:
1. Về quan hệ hôn nhân:
Đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được ly hôn với anh Nguyễn Văn XXX
2. Về việc nuôi con sau khi ly hôn:
– Liệt kê tất cả các người con chung của vợ chồng (họ tên, ngày tháng năm sinh, số định danh) tại mục này, hoặc trình bày như ở trên. Sau đó ghi rõ người vợ nuôi con hay người chồng nuôi con? có yêu cầu cấp dưỡng hay không?
Ví dụ: Chúng tôi có 2 người cn chung, đó là:
- Cháu Nguyễn Văn XY, sinh ngày 01/01/2020, số định danh: 0123456789
- Cháu Nguyễn Thị AB, sinh ngày 01/02/2024, số định danh: 0231469648
Tôi đề nghị được nuôi cả 2 con và anh Nguyễn Văn XXX phải cấp dưỡng nuôi con cho đến khi 2 con đủ 18 tuổi.
– Trường hợp vợ chồng không có con chung thì ghi: Chúng tôi không có con chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.
3. Về tài sản chung:
– Nếu vơ chồng có tài sản chung mà người vợ muốn giải quyết việc chia tài sản luôn thì liệt kê các loại tài sản chung ra, đồng thời ghi rõ yêu cầu Tòa án chia tài sản như thế nào.
– Nếu vợ chồng không có tài sản chung thì ghi: Chúng tôi không có tài sản chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Nếu có tài sản chung nhưng chưa muốn giải quyết bây giờ, sau này chia tài sản sau thì ghi: Chúng tôi tự thỏa thuận nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.
4. Về quyền đòi tài sản:
Nếu vợ chồng đang có cho một người nào đó vay tiền bằng tiền chung của vợ chồng mà muốn Tòa án giải quyết thì ghi rõ từng khoản và đề nghị chia theo tỷ lệ, phần trăm,…
Trường hợp vợ chồng không có cho ai mượn tiền thì ghi: Chúng tôi không quyền đòi tài sản chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết
5. Về nghĩa vụ về tài sản:
Trường hợp vợ chồng có khoản nợ chung nào mà muốn giải quyết thì liệt kê tất cả các khoản nợ chung đó tại mục này, đồng thời ghi đề nghị chia khoản nợ chung đó như thế nào.
Trường hợp vợ chồng không có khoản nợ chung nào thì ghi: Chúng tôi không có nghĩa vụ chung về tài sản nên không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Người làm chứng (nếu có):……………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………… (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
(Liệt kê tất cả tài liệu, chứng cứ mà người vợ gửi kèm theo đơn)
1…………………………………..
2…………………………………..
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án):
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Người khởi kiện
(Ký, ghi rõ họ tên)