Người ngoại tình sẽ bất lợi khi chia tài sản ly hôn đúng hay sai? Hiện nay, ngoại tình là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu dẫn đến mâu thuẫn kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, và hậu quả tất yếu cuối cùng là dẫn tới việc một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn, và khi đó các mối quan hệ cần phải giải quyết đó là con cái và tài sản. Vậy thì, liệu rằng hành vi ngoại tình có làm ảnh hưởng đến việc chia tài sản khi ly hôn không? Hãy cù chúng tôi tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Mục lục
Người ngoại tình có được chia tài sản khi ly hôn không?
Căn cứ Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì khi vợ hoặc chồng ngoại tình thì khi ly hôn người ngoại tình vẫn được chia tài sản, cụ thể tài sản riêng của ai thì chia cho người đó, còn tài sản chung thì sẽ được chia đôi, nhưng sẽ được chia ít hơn.
Hiện nay, pháp luật hôn nhân và gia đình không có quy định về trường hợp người ngoại tình thì không được chia tài sản khi ly hôn, bởi vì ngoại tình chỉ là một hành vi vi phạm về tình nghĩa vợ chồng chứ không vi phạm về quyền và nghĩa vụ về tài sản, do đó không thể tước đi quyền được chia tài sản của họ.
– Về việc chia tài sản riêng khi ly hôn, pháp luật quy định: “Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung”1 mà không quy định về trừ trường hợp một bên có hành vi ngoại tình.
– Về việc chia tài sản chung khi ly hôn, Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định “Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như hoàn cảnh của các bên, công sức đóng góp của các bên, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên, lỗi của bên vi phạm quyền và nghĩa vụ vợ chồng”2. Đó chỉ là các yếu tố làm ảnh hưởng đến tỷ lệ được chia tài sản chứ không làm mất đi quyền được chai tài sản của người ngoại tình.
Tóm lại, khi vợ hoặc chồng ngoại tình mà dẫn đến hậu quả làm cho mâu thuẫn kéo dài dẫn tới không thể hòa giải và cuối cùng là ly hôn thì khi đó, người ngoại tình mặc dù là nguyên nhân trực tiếp làm cho hôn nhân lâm vào trầm trọng và tan vỡ nhưng họ vẫn được chia tài sản chung và tài sản riêng khi ly hôn.
Người ngoại tình sẽ bất lợi khi chia tài sản ly hôn như thế nào?
Tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định, về nguyên tắc khi ly hôn tài sản chung được chia đôi nhưng có tính đến yếu tố lỗi của mỗi bên, trong đó có yếu tố ngoại tình, do dó khi ly hôn người ngoại tình sẽ gặp bất lợi hơn về việc chia tài sản chung của vợ chồng.
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định về vấn đề này như sau:
“Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên” 3.
Cần phải lưu ý rằng, người ngoại tình chỉ gặp bất lợi khi chia tài sản chung của vợ chồng mà không bị ảnh hưởng hay bất lợi khi chia tài sản riêng, bởi vì theo quy định pháp luật hiện nay thì tài sản riêng của ai thì vẫn chia cho người đó không phụ thuộc vào yếu tố ngoại tình.
Về nguyên tắc, khi một bên ngoại tình dẫn đến việc ly hôn thì cả hai vợ chồng vẫn có quyền tự thỏa thuận với nhau về mọi vấn đề, trong đó 2 vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về việc nuôi con và chia tài sản. Chỉ khi vợ chồng không tự thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản thì lúc đó một hoặc hai bên yêu cầu Toa án giải quyết. Lúc này người ngoại tình mới thực sự gặp bất lợi khi chia tài sản chung của vợ chồng.
Tùy theo mức độ của hành vi để xác định mức độ lỗi mà Tòa án sẽ xét xét, đánh giá và ra quyết định chia tài sản theo tỷ lệ hợp lý.
Ngoài yếu tố lỗi ngoại tình của mỗi bên vi phạm nghĩa vụ chung thủy ra thì còn nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc chia tài sản chung của ơ chồng khi ly hôn, dưới đây là những yếu tố liên quan khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn
Về nguyên tắc, khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, tuy nhiên có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng”
Đây được xác định là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình.
Khi xem xét yếu tố này, Tòa án sẽ căn cứ xem bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn thì sẽ được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia, hoặc sẽ được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung”
Công sức đóng góp là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung đó.
Khi xem xét yếu tố này, Tòa án sẽ căn cứ xem bên nào có công sức đóng góp nhiều hon sẽ được chia tài sản nhiều hơn.
Cần lưu ý là, đối với trường hợp một bên không đi làm nhưng ở nhà để chăm sóc con và gia đình thì vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của người đi làm.
Ví dụ: Khi người chồng đi làm có thu nhập 50 triệu 1 tháng, nhưng người vợ ở nhà chăm sóc con và lo việc nội trợ gia đình mà không có thu nhập thì khi chia tài sản mà xét đến yếu tố “công sức đóng góp” này thì được xác định la 2 ngươi có thu nhập tương đương bằng nhau, do đó tỷ lệ được chia sẽ ngang nhau.
c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”
Khi ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng thì pháp luật luôn phải bảo đảm cho các bên đang hoạt động nghề nghiệp, kinh doanh sẽ được tiếp tục hành nghề và sản xuất kinh doanh, hạn chế hoặc không làm cho công việc bị gián đoạn làm ảnh hưởng đến thu nhập của họ sau khi ly hôn.
Cụ thể, ai đang hoạt động sản xuất, kinh doanh thì sẽ được chia loại tài sản làm sao để họ có thể tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập, đồng thời phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch.
Tuy nhiên, việc pháp luật bảo vệ quyền được tiếp tục kinh doanh cũng không phải cứng nhắc, phải bảo đảm cho điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc xe oto trị giá 400 triệu đồng (do người chồng đang sử dụng để chạy dịch vụ taxi), và một cửa hàng thời trang trị giá 2 tỷ đồng (do người vợ đang trực tiếp quả lý kinh doanh). Khi ly hôn và chia tài sản thì Tòa án sẽ xem xét giao chiếc xe cho người chồng để người chồng tiếp tục công việc, giao cửa hàng thời trang cho người vợ để người vợ tiếp tục công việc inh doanh nhưng phải thanh toán lại co ngời chồng giá trị chênh lệch số tiền là 800 triệu đồng.
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
Đây chính là lỗi của một bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Như đã phân tích ở trên người ngoại tình sẽ bất lợi khi chia tài sản ly hôn nếu như chứng minh được có hành vi ngoại tình của một bên. Vậy thì làm sao để chứng minh được một bên có hành vi ngoại tình, vi phạm nghĩa vụ vợ chồng?
Làm sao để chứng minh vợ, chồng ngoại tình để chia tài sản khi ly hôn?
Hiện nay, để chứng minh được một người có hành vi ngoại tình trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình và giới hạn chỉ để chứng minh yếu tố lỗi khi chia tài sản chung thì có những loại tài liệu, chứng cứ sau:
1. Sự thừa nhận của vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình
Khi một bên vợ hoặc chồng thừa nhận hành vi ngoại tình của mình thì đó là một tình tiết mà chúng ta không cần phải chứng minh, kể cả đối với đương sự và Tòa án, căn cứ vào sự thừa nhận của bên vi phạm, Tòa án sẽ sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ việc một cách khách quan và chính xác.
Tuy nhiên, hiện nay hầu hết mọi người ngoại tình nhưng luôn chối cãi và không chịu thừa nhận nếu như không có chứng cứ cụ thể và rõ ràng, do đó hy vọng vào sự thừa nhận là điều tương đối khó.
2. Giám định ADN thể hiện vợ hoặc chồng có con riêng trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp
Giám định ADN thể hiện một người có quan hệ huyết thống cha – con; mẹ – con trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp mà người con đó không phải là con chung của vợ chồng, người con đó cũng không phải do người vợ là mang thai hộ, mang thai vì mục đích nhân đạo, cũng không phải người con đó là do người chồng hiến tặng tinh trùng,… Thì đó cũng là một căn cứ để xác định có hành vi ngoại tình.
Cần lưu ý là, việc giám định ADN huyết thống này phải do Tòa án thực hiện thì mới được xem là chứng cứ hợp pháp. Do đó nếu nghi ngờ hoặc biết chắc chắn vợ, chồng ngoại tình có con riêng bên ngoài thì đương sự cần phải làm đơn yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định ADN. Trường hợp Tòa án từ chối hoặc không thực hiện thì đương sự mới được tự mình thực hiện.
3. Hình ảnh, video clip về việc một bên ngoại tình
Chứng cứ ngoại tình phổ biến, có giá trị chứng minh cao và dễ thu thập nhất hiện nay chính là tài liệu hình ảnh, video clip về việc ngoại tình của một bên. Theo đó, nếu bạn có chứng cứ bằng hình ảnh, video clip thì bạn có thể cung cấp cho Tòa án để chứng minh vợ, chồng ngoại tình và nó sẽ có lợi cho bạn khi chia tài sản ly hôn.
Để có được hình ảnh, video clip về việc vợ, chồng ngoại tình thì các bạn có thể theo dõi bí mật để chụp ảnh, quay video thể hiện có sự việc ngoại tình. Hoặc nếu bạn không có thời gian để tự giám sát thì bạn cũng có thể nhờ người quen mà bạn tin tưởng để họ thay bạn thực hiện công việc này.
Hiện nay, các công ty dịch vụ thám tử tư đang thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trong việc giúp khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ việc ngoại tình, do đó bạn cũng có thể chọn công ty thám tử tư uy tín để nhờ họ giúp đỡ điều tra.
Theo đánh giá và nhận định của chúng tôi thì công ty thám tử Hoàn Cầu là đơn vị cung cấp dịch vụ thám tử điều tra chứng cứ ngoại tình uy tín và chuyên nghiệp nhất, bởi sự rõ ràng về mặt pháp lý, sự chung thực khi thực hiện công việc và sự nhiệt tình của các nhân sự trong quá trình làm việc. Do đó, nếu bạn đang trong trường hợp cần thu thập chứng cứ ngoại tình của vợ, chồng để xác minh làm rõ vấn đề thì bạn có thể liên hệ đến công ty thám tử Hoàn Cầu để được hỗ trợ.
Hoặc bạn có thể tham khảo chi phí thuê thám tử tư theo dõi vợ, chồng thu thập chứng cứ ngoại tình để tìm hiểu thêm về nội dung và tính chất công việc, chi phí, thời gian và các vấn đề liên quan khác của dịch vụ này.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến nội dung người ngoại tình sẽ bất lợi khi chia tài sản ly hôn và cách để bạn có thể chứng minh hành vi vi ham nghĩa vụ vọ chồng, hy vọng có thể giúp các bạn có phương pháp thỏa thuận hoặc tranh luận hiệu quả nhất để bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tham khảo thêm:
– Mẫu văn bản cam kết ai ngoại tình phải ra đi tay trắng và hướng dẫn cách viết
– Lập thỏa thuận ai ngoại tình thì khi ly hôn tài sản thuộc về người kia có được không?