Home / Hôn nhân gia đình / Quyền làm cha, mẹ không thể bị tước đoạt trong bất kỳ trường hợp nào

Quyền làm cha, mẹ không thể bị tước đoạt trong bất kỳ trường hợp nào

Có bị tước quyền làm cha mẹ đối với con? Khi nào bị tước quyền nuôi con? Việc làm cha, mẹ và việc nuôi con, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên nó vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ không thể tách rời, không thể bị tước đoạt, chỉ trong một số trường hợp nhất định khi cha hoặc mẹ có vi phạm pháp luật sẽ bị hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên, nhưng tuyệt đối sẽ không bị tước đoạt quyền làm cha, mẹ của họ.

Khi nào bị tước quyền nuôi con?

Có bị tước quyền làm cha mẹ đối với con?

Hiện nay pháp luật không quy định cha mẹ bị tước quyền nuôi con, mà chỉ quy định cha mẹ bị hạn chế một số quyền đối với con bằng quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.

Quyền làm cha, mẹ và quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con là thiêng liêng nên không thể bị tước đoạt, trong một số trường hợp cha, mẹ có vi phạm nghĩa vụ hoặc vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình thì sẽ bị cơ quan chức năng áp dụng một số chế tài, hạn chế quyền đối với con, nhưng tuyệt đối không bao giờ tước đoạt quyền làm cha, mẹ đối với con.

Luật hôn nhân và gia đình đã quy định, “sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” 1.

Sau khi ly hôn, nếu Tòa án giao con cho một bên nuôi dưỡng thì “người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở2.

Sau khi có quyết định về việc giao con cho một bên nuôi dưỡng thì bên tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình “không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” 3.

Bên cạnh đó, bộ luật hình sự cũng có quy định về tội vứt con mới đẻ, trong đó khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, nhưng không quy định về biện pháp tước quyền nuôi con hay tước quyền làm cha, mẹ của họ.

Ngoài ra, pháp luật hàn chính cũng quy định về việc cha, mẹ cố ý bỏ rơi trẻ em sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồn mà không quy định về việc tước quyền làm cha mẹ đối với con.

Như vậy, pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật hành chính, và cả pháp luật hình sự đều không có quy định về việc tước quyền làm cha mẹ đối với con.

Khi nào cha, mẹ bị tước quyền nuôi con?

Như đã phân tích ở trên, hiện nay pháp luật không quy định khi nào thì cha, mẹ bị tước quyền nuôi con, mà chỉ quy định các trường hợp cha, mẹ bị hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên. Cụ thể, tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình quy định các trường hợp sau:

STT Hành vi của cha, mẹ Chế tài áp dụng Thời hạn áp dụng
1 Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý – Không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con

– Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con

Bị hạn chế quyền từ 1 – 5 năm
2 Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con – Không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con

– Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con

Bị hạn chế quyền từ 1 – 5 năm
3 Phá tán tài sản của con; – Không cho cha, mẹ quản lý tài sản của con

– Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con

Bị hạn chế quyền từ 1 – 5 năm
4 Có lối sống đồi trụy; – Không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con

– Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con

Bị hạn chế quyền từ 1 – 5 năm
5 Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. – Không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con

– Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con

Bị hạn chế quyền từ 1 – 5 năm

Để giải thích về các hành vi này, ngày 16 tháng 05 năm 2024 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình, trong đó có hướng dẫn các trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên như sau:

1. Cha, mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý

Đây là trường hợp mà khi cha hoặc mẹ bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội quy định tại Chương XIV Bộ luật Hình sự đối với con chưa thành niên với lỗi cố ý.

Ví dụ: Cha, mẹ bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội “Cố ý gây thương tích” quy định tại Điều 134 của Bộ luật Hình sự đối với con chưa thành niên.

Khi cha, mẹ vi phạm quy định này thì sẽ bị hạn chế một số quyền đối với con như sau:

– Không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con từ 1 – 5 năm

– Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con từ 1 – 5 năm

2. Cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Đây là trường hợp cha, mẹ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con hoặc làm tổn hại đến sư phát triển toàn diện của con.

Ví dụ: Cha, mẹ bỏ mặc con chưa thành niên tự sinh sống, không có điều kiện để tự nuôi mình dẫn đến con có hành vi trộm cắp tài sản.

Khi cha, mẹ vi phạm quy định này thì sẽ bị hạn chế một số quyền đối với con như sau:

– Không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con từ 1 – 5 năm

– Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con từ 1 – 5 năm

3. Cha, mẹ phá tán tài sản của con

Đây là trường hợp mà cha, mẹ thực hiện các hành vi, giao dịch mua, bán, tặng cho, hủy hoại hoặc hành vi khác làm thiệt hại đến tài sản của con mà không vì lợi ích của con.

Khi cha, mẹ vi phạm quy định này thì sẽ bị hạn chế một số quyền đối với con như sau:

– Không cho cha, mẹ quản lý tài sản của con từ 1 – 5 năm

– Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con từ 1 – 5 năm

4. Cha, mẹ có lối sống đồi trụy.

Trường hợp cha hoặc mẹ có sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc thì sẽ bị Tòa án ra quyết định hạn chế một số quyền đối với con.

Ví dụ: Cha, mẹ thực hiện hoạt động mại dâm.

Khi cha, mẹ vi có lối sống đồi trụy thì sẽ bị hạn chế một số quyền đối với con như sau:

– Không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con từ 1 – 5 năm

– Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con từ 1 – 5 năm

5. Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Trường hợp cha hoặc mẹ có hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy, ép buộc bằng lời nói, cử chỉ hoặc bằng bất cứ hình thức nào dẫn đến con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

Ví dụ: xúi giục, ép buộc dẫn đến con bỏ học, trộm cắp, lừa đảo, vận chuyển trái phép chất ma túy.

Khi cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì cũng sẽ bị Tòa án ra quyết định hạn chế một số quyền đối với con như sau:

– Không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con từ 1 – 5 năm

– Không cho cha, mẹ đại diện theo pháp luật cho con từ 1 – 5 năm

Lưu ý: Khi cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con” 4.

Khi cả cha, mẹ đều bị Tòa án tước quyền nuôi con thì ai sẽ nuôi con?

– Khi một bên cha hoặc mẹ bị tước quyền nuôi con thì bên còn lại thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.

– Trường hợp cả cha và mẹ đều bị Tòa án ra quyết định tước quyền nuôi con thì người con chưa thành niên đó sẽ được giao cho người giám hộ trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con.

– Trường hợp 1 bên cha hoặc mẹ bị tước quyền nuôi con nhưng bên còn lại không có khả năng và điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con thì cũng sẽ được giao cho người giám hộ trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con.

– Trong trường hợp chưa xác định được cha nhưng người mẹ bị han chế, tước quyền nuôi con thì người giám hộ sẽ thực hiện việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con.

Những người có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định tước quyền nuôi con đối với cha, mẹ bao gồm:

– Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên

– Người thân thích;

– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

– Hội liên hiệp phụ nữ.

5/5 - (2 votes)
  1. Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
  2. Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
  3. Khoản 2 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
  4. Khoản 3 Điều 87 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Bài nổi bật

Văn phòng thám tử tư tại Hải Phòng uy tín

Bảng giá dịch vụ thám tử tư tại Hải Phòng mới nhất

Bạn đang cần thuê dịch vụ thám tử tư tại Hải Phòng nhưng bạn không …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *