Home / Hôn nhân gia đình / Các trường hợp ngoại tình không bị xử phạt mới nhất

Các trường hợp ngoại tình không bị xử phạt mới nhất

Trường hợp nào ngoại tình nhưng không bị xử phạt? Hiện nay, trong xã hội có nhiều người ngoại tình nhưng rất ít trường hợp bị cơ quan chức năng xử lý, có nhiều nguyên nhân khác nhau và hoàn cảnh thực tế khác nhau.. Dưới đây là tổng hợp các trường hợp ngoại tình không bị xử phạt hành chính cũng như không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các trường hợp ngoại tình không bị xử phạt

Thế nào là ngoại tình?

Ngoại tình, xét về mặt xã hội thì đó là hành vi của một người đang có vợ hoặc chồng nhưng lại có tình cảm, hoặc có những hành vi tình cảm thân mật, hoặc có quan hệ tình dục với người khác thì đó được xem là ngoại tình.

Xét về mặt pháp luật, hiện nay không có quy định về hành vi ngoại tình mà chỉ có hành vi chung sống như vợ chồng. Theo đó, ngoại tình hiểu theo nghĩa này thì đó là hành vi của người đang có vợ, có chồng hợp pháp nhưng lại tổ chức chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình.

Sở dĩ pháp luật sử dụng từ “chung sống như vơ chồng” mà không sử dụng cụm từ “ngoại tình” là bởi quy định này được điều chỉnh rộng hơn, bao gồm cả người chưa có gia đình, trong khi đó ngoại tình chỉ giới hạn ở người đang có vợ, chồng hợp pháp. Do đó, trong hệ thống quy phạm pháp luật không có bất kỳ một định nghĩa nào quy định về hành vi ngoại tình, mà chỉ có hành vi chung sống như vợ chồng.

Ví dụ: Khi một người đàn ông đang có vợ mà có quan hệ tình dục với người phụ nữ khác thì xã hội sẽ nhìn nhận anh ta ngoại tình, hoặc chỉ cần có hành vi ôm, hôn người phụ nữ khác thì đó cũng sẽ được xem là ngoại tình.

Tuy nhiên, về mặt pháp luật, nếu chỉ có hành vi quan hệ tình dục mà không có việc chung sống như vợ chồng, hoặc không có việc đăng ký kết hôn thì đó chưa được xem là vi phạm chế độ một vợ, một chồng, do đó sẽ không bị xử phạt.

Các trường hợp ngoại tình không bị xử phạt

Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP và Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 thì chỉ có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi “chung sống như vợ chồng”, do đó các trường hợp ngoại tình nhưng không chung sống như vợ chồng thì không bị xử phạt.

Cả pháp luật hành chính (Nghị định 82/2020/NĐ-CP) và pháp luật hình sự (Bộ Luật Hình sự 2015) đều đề cập đến vấn đề “chung sống như vợ chồng”, đây là vấ n đề cốt lõi để có căn cứ xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi ngoại tình. Trong trường hợp ngoại tình nhưng không chung sống như vợ chồng thì sẽ không bị xử lý.

Hiện nay có nhiều hình thức ngoại tình khác nhau, trong đó phổ biến nhất là hình thức quan hệ tình cảm/tình dục nhưng không tổ chức chung sống với nhau như vợ chồng, họ chỉ thỉnh thoảng gặp nhau ở một địa điểm khác không phải là nơi họ chung sống (khách sạn, nhà nghỉ) để quan hệ tình dục, tâm sự, chia sẽ,…. Xong việc thì ai về nhà người đó. Như vậy, hình thức ngoại tình này không phải là chung sống như vợ chồng.

Chung sống như vợ chồng “là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình” 1.

Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc “có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó…” 2

Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng: Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…

– Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Đã có quyết định của Tòa án tiêu huỷ việc kết hôn trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

– Đã có quyết định của Tòa án buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Như vậy, nếu ngoại tình nhưng không thuộc một trong bốn trường hợp quy định tại Mục 3.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các trường hợp ngoại tình bị xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì người nào ngoại tình mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

– Đang có vợ mà kết hôn với người phụ nữ khác.

– Đang có chồng mà kết hôn với người đàn ông khác.

– Chưa có vợ nhưng kết hôn với người phụ nữ mà biết rõ là đang có chồng.

– Chưa có chồng nhưng kết hôn với người đàn ông mà biết rõ là đang có vợ.

– Đang có vợ nhưng vẫn chung sống như vợ chồng người phụ nữ khác.

– Đang có chồng nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với người đàn ông khác.

– Chưa có vợ nhưng chung sống nhưng chung sống như vợ chồng với người phụ nữ mà biết rõ là đang có chồng.

– Chưa có chồng nhưng chung sống như vợ chồng với người đàn ông mà biết rõ là họ đang có vợ.

– Kết hôn với người từng là cha nuôi, mẹ nuôi

– Kết hôn với người từng là cha chồng

– Kết hôn với người từng là mẹ vợ

– Kết hôn với người từng là cha dượng

– Kết hôn với người từng là mẹ kế

– Kết hôn với người từng là con nuôi

– Kết hôn với người từng là con dâu

– Kết hôn với người từng là con rể

– Kết hôn với người từng là con riêng của vợ

– Kết hôn với người từng là con riêng của chồng.

– Chung sống như vợ chồng với người từng là cha nuôi, mẹ nuôi

– Chung sống như vợ chồng với người từng là cha chồng

– Chung sống như vợ chồng với người từng là mẹ vợ

– Chung sống như vợ chồng với người từng là cha dượng

– Chung sống như vợ chồng với người từng là mẹ kế

– Chung sống như vợ chồng với người từng là con nuôi

– Chung sống như vợ chồng với người từng là con dâu

– Chung sống như vợ chồng với người từng là con rể

– Chung sống như vợ chồng với người từng là con riêng của vợ

– Chung sống như vợ chồng với người từng là con riêng của chồng.

Các trường hợp ngại tình bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Điều 182 Bộ luật hình sự như sau:

1. Ngoại tình mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi nêu trên mà còn vi phạm.

– Đang có vợ mà kết hôn với người phụ nữ khác làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn

– Đang có chồng mà kết hôn với người đàn ông khác làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn

– Chưa có vợ nhưng kết hôn với người phụ nữ mà biết rõ là đang có chồng làm cho quan hệ hôn nhân của họ dẫn đến ly hôn

– Chưa có chồng nhưng kết hôn với người đàn ông mà biết rõ là đang có vợ làm cho vợ, chồng họ ly hôn.

– Đang có vợ nhưng vẫn chung sống như vợ chồng người phụ nữ khác làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn

– Đang có chồng nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với người đàn ông khác làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn.

– Chưa có vợ nhưng chung sống nhưng chung sống như vợ chồng với người phụ nữ mà biết rõ là đang có chồng làm cho vợ, chồng họ ly hôn.

– Chưa có chồng nhưng chung sống như vợ chồng với người đàn ông mà biết rõ là họ đang có vợ làm cho vợ, chồng họ ly hôn.

2. Ngoại tình mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Đang có vợ mà kết hôn với người phụ nữ khác làm cho vợ/ con tự sát, hoặc chồng/con bên kia tự sát.

– Đang có chồng mà kết hôn với người đàn ông khác làm cho chồng/con tự sát, hoặc vợ/con bên kia tự sát.

– Chưa có vợ nhưng kết hôn với người phụ nữ mà biết rõ là đang có chồng làm cho chồng/con họ tự sát.

– Chưa có chồng nhưng kết hôn với người đàn ông mà biết rõ là đang có vợ làm cho vợ/con họ tự sát.

– Đang có vợ nhưng vẫn chung sống như vợ chồng người phụ nữ khác làm cho vợ/con tự sát; hoặc chồng/ con bên kia tự sát;

– Đang có chồng nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với người đàn ông khác làm chồng/con tự sát; hoặc vợ/con bên kia tự sát.

– Chưa có vợ nhưng chung sống nhưng chung sống như vợ chồng với người phụ nữ mà biết rõ là đang có chồng làm cho chồng/con họ tự sát.

– Chưa có chồng nhưng chung sống như vợ chồng với người đàn ông mà biết rõ là họ đang có vợ làm cho vợ/co họ tự sát.

– Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

– Đã có quyết định của Tòa án buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

5/5 - (1 vote)
  1. Mục 3.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC
  2. Mục 3.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC

Bài nổi bật

Văn phòng thám tử tại Sóc Trăng uy tín

Bảng giá dịch vụ thám tử tại Sóc Trăng mới nhất

Công ty nào cho thuê thám tử tư ở Sóc Trăng uy tín và chuyên …