Tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo là gì? Người nghèo được hỗ trợ trong lĩnh vực tư pháp như thế nào? Người nghèo cần chuẩn bị giấy tờ gì và thực hiện quy trình tự thủ tục như thế nào để được luật sư tư vấn miễn phí? Dưới đây công ty luật Nhân Hậu sẽ hướng dẫn thủ tục để được hỗ trợ tư pháp miễn phí dành cho đối tượng là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người có khó khăn về tài chính.
Mục lục
1. Những ai được tự giúp pháp lý, tư vấn pháp luật miễn phí?
Tại Điều 7 Luật trợ giúp pháp lý 2017 quy định các đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí như sau:
1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người có khó khăn về tài chính
Như vậy, các đối tượng nêu trên đây sẽ được tư vấn pháp luật miễn phí cũng như được tiếp cận, hỗ trợ tư pháp miễn phí trong các thủ tục hành chính, dân sự, hình sự theo quy định pháp luật. Tìm hiểu quy định về các trường hợp được trợ giúp pháp lý miễn phí để biết thêm chi tiết có thuộc trường hợp của bạn hay không.
Ở dưới đây, công ty luật Nhân Hậu hướng dẫn riêng phần tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo theo quy định tại các khoản 2, 6, 7 Điều 7 Luật trợ giúp pháp lý 2017
2. Khi nào được xem là người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo, người có khó khăn về tài chính?
Để được tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo thì bạn phải là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, căn cứ Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025 cụ thể như sau:
1. Người thuộc hộ nghèo:
Một người được xem là “người thuộc hộ nghèo” khi:
– Gia đình người đó sống tại khu vực nông thôn mà có thu nhập bình quân đầu người/ tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống (khu vực nông thôn) và thiếu hụt từ 3 chỉ số trở lên trong các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
– Gia đình người đó sống tại khu vực thành thị mà có thu nhập bình quân đầu người/ tháng từ 2 triệu đồng trở xuống (khu vực nông thôn) và thiếu hụt từ 3 chỉ số trở lên trong các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
2. Người thuộc hộ cận nghèo:
Một người được xem là “người thuộc hộ cận nghèo” khi:
– Gia đình người đó sống tại khu vực nông thôn mà có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
– Gia đình người đó sống tại khu vực nông thôn mà có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
3. Người có khó khăn về tài chính:
Tại khoản 7 Điều 7 Luật trợ giúp pháp lý 2017 quy định người có khó khăn về tài chính bao gồn:
– Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
– Người nhiễm chất độc da cam;
– Người cao tuổi;
– Người khuyết tật;
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
– Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
– Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
– Người nhiễm HIV.
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp liệt kê ở trên thì bạn sẽ được trung tâm tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo thực hiện các nội dung theo quy định, dưới đây là danh sách các trung tâm bổ trợ tư pháp cho người nghèo.
3. Danh sách trung tâm tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo tại Việt Nam
Trung tâm tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo |
Địa chỉ trụ sở |
Thông tin liên hệ |
1. Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo thành phố Hà Nội | Tầng 2, số 170 Quán thánh, Ba Đình, Hà Nội | – Email: batrotuphaphn@gmail.com
– Số điện thoại: 043.978.0507/ 04.665.88555 |
2. Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho gia đình liệt sĩ (MARIN) | Phòng 801, nhà N4B, khu đô thị Trung Hòa, Nhân Chính, đường Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội; | – Email: marin@nhantimdongdoi.org
– Số điện thoại: 0987344474 |
3. Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ và trẻ em (Lacew) | Số 4 Ngô Quyền, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội | – Số điện thoại: 04.22201089/ 0983481977 (Giám đốc)
– Email:tgplpn@gmail.com |
4. Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người nghèo và người dân tộc thiểu sốtại tỉnh Hòa Bình (HoabinhLCC) | Số 25, Tổ 23 Phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình, Hòa Bình | – Email: dinhoanhhb@gmail.com
– Số điện thoại: 0916561939 |
5. Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người nghèo và người dân tộc thiểu số tại tỉnh Lào Cai (LACFEP) | Số 075, đường Thanh Niên, p Duyên Hải, Tp Lào Cai, tỉnh Lào Cai | – Email: tgpllaocai@gmail.com
– Số điện thoại: 0912388589 |
6. Trung tâm tư vấn pháp luật cho người nghèo và người dân tộc thiểu số và người có công tại tỉnh Phú Yên | Số 236 đường Bà Triệu, Phường 7, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên | – Số điện thoại: 0573820661 hoặc 0982015248
– Email: xuanstp52@gmail.com |
7. Trung tâm tư vấn pháp luật và bổ trợ tư pháp cho người nghèo và người dân tộc thiểu số tại tỉnh Hà Giang | Số 13 Trần Khát Chân, p.Trần Phú, tp. Hà Giang, tỉnh Hà Giang | – Email: xuantgplhg@gmail.com
– Số điện thoại: 0983275964 |
8. Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người nghèo và người dân tộc thiểu sốtại tỉnh Gia Lai | Số 157 Trường Chinh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai | – Số điện thoại: 0596286209 hoặc 0983872755
– Email: tttvplgialai@gmail.com |
9. Trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người nghèo và người dân tộc thiểu số tại tỉnh Sơn La | Số 25b phố Lê Lợi, Tổ 5, phường Quyết Thắng, TP Sơn La | – Số điện thoại:0223853443 hoặc 0982217355
– Email: hungdm1955@gmail.com |
10. Trung tâm tư vấn pháp lý số 1 Tp.Hà Nội | Tầng 2, số 170 Quán thánh, Ba Đình, Hà Nội | – Số điện thoại: 043.978.0507 hoặc 04.665.88555
– Email: tuvanplso1@gmail.com |
11. Trung tâm tư vấn pháp luật và bổ trợ tư pháp cho người nghèo tỉnh Thái Bình. | Số nhà 5, tổ 33, phường Trần Lãm, TP. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình. | – Email: baotrotuphaptb@yahoo.com
– Số điện thoại: 0945526379 hoặc 0977350586 |
12. Trung tâm tư vấn pháp luật và bổ trợ tư pháp cho người nghèo tỉnh Điện Biên. | Số 55 Hoàng Văn Thái, tổ dân phố 27, Phường Mường Thanh, TP Điện Biên, Tỉnh Điện Biên. | – Email: baotrotuphapdb@yahoo.com
– Số điện thoại: 0230.3827.447 hoặc 0904001458 |
13. Trung tâm tư vấn pháp luật và bổ trợ tư pháp cho người nghèo tại TP. HCM | Số 20, đường 270A, phường Phước Long A, Q9 TP. HCM |
– Số điện thoại: 0907010680 – Email: Phaplysaigon9@yahoo.com |
14. Trung tâm tư vấn pháp luật số 2 Hà Nội thuộc Hội bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam | Lô 601 Khu Giếng Sen, Phường La Khê, Quận Hà Đông, TP Hà Nội | – Số điện thoại: 0912809152 |
15. Trung tâm Tư vấn pháp luật và Bảo trợ tư pháp cho người nghèo tỉnh Khánh Hòa | Đường số 03,Khu Đô thị Hà Quang I, phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa | – Số điện thoại: 0913179570 (Giám đốc) |
16. Trung tâm Tư vấn pháp luật và Bảo trợ Tư pháp cho người dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Bình: | Thị trấn Quán Hàu, Quảng Ninh, Quảng Bình. | – Email: lacem.2021@gmail.com
– Số điện thoại: 0827721388 hoặc 0913592190 |
17. Trung tâm Tư vấn pháp luật và Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo tại tỉnh Lai Châu | Tổ dân phố 10, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu | – Email: tvbttplc@gmail.com
– Điện thoại: 0912315138 |
18. Trung tâm Tư vấn pháp luật và Bảo trợ Tư pháp cho người khuyết tật Việt Nam | Phòng 304, tòa nhà Minh Trung Hà Nội, số 409 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội | – Email: info@lccvn.org
– Điện thoại: 024 38630068 |
4. Quyền và nghĩa vụ của người được tư vấn pháp luật miễn phí
4.1. Quyền của người được trợ giúp pháp lý miễn phí
– Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
Theo quy định pháp luật, khi thực hiện công việc tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo thì không được thu phí, tiền hay bất kỳ một khoản lợi ích nào khác.
– Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.
– Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.
– Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố;
– Yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật trợ giúp pháp lý 2017.
– Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
– Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
– Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4.2. Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý miễn phí
– Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
– Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó.
– Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
– Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết.
– Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.
Trên đây là nội dung vấn đề tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo TPHCM và áp dụng trên toàn quốc. Ngoài ra còn có một số văn phòng luật sư dành cho người nghèo tư vấn miễn phí, các bạn có thể liên hệ đến các văn phòng để biết thêm chi tiết.
One comment
Đọc thêm: Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua Zalo Facebook online 24/24