Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc cơ quan nào? Điều kiện và thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất như thế nào? Thuê luật sư khởi kiện vụ án tranh chấp giao dịch liên quan đến bất động sản hết bao nhiêu tiền? Dưới đây công ty luật Nhân Hậu sẽ phân tích kinh nghiệm, quy định và thủ tục liên quan một cách chi tiết, thông qua đó bạn có thể giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch bất động sản một cách hiệu quả, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất.
Mục lục
- 1. Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?
- 2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- 3. Quy trình thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- 4. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- 5. Dịch vụ luật sư khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
1. Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?
Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên khi tham gia giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, theo đó khi có tranh chấp xảy ra thì một trong các bên có quyền yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục pháp luật quy định.
Xét về bản chất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hợp đồng dân sự (nếu được thực hiện giao dịch giữa cá nhân với cá nhân) hoặc hợp đồng kinh doanh thương mại (nếu được giao dịch giữa một hoặc các bên có đăng ký kinh doanh).
Ngoài ra, cần xác định tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phải là tranh chấp quyền sử dụng đất. Bản chất hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ là một giao dịch dân sự, còn tranh chấp quyền sử dụng đất là tranh chấp về đất đai, xác định ai là chủ sở hữu, đó không phải là một giao dịch dân sự, mà là một hành vi đơn phương (như lấn chiếm đất, cắm mốc sai, tự ý sử dụng đất,…)
Việc xác định bản chất của loại hợp đồng là để xác định thẩm quyền giải quyết cũng như pháp luật áp dụng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, khi nộp đơn đến cơ quan chức năng thì họ sẽ xem xét bản chất, nội dung của loại giao dịch đó có thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hay là không, từ đó có căn cứ thụ lý giải quyết tranh chấp của đương sự.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án theo thỏa thuận đó.
Trước tiên, nếu các bên có thỏa thuận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất thì chỉ được thỏa thuận lựa chọn 1 trong 2 Tòa án sau: Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, Tòa án nơi bị đơn cư trú. Thỏa thuận này phải được ghi vào hợp đồng hoặc lập thành một phụ lục riêng, hoặc thỏa thuận bằng một văn bản khác. Tóm lại, thỏa thuận về thẩm quyền giải quyết của Tòa án phải được lập thành văn bản.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Tại khoản 1 Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định: “Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết”.
Bên cạnh đó, tại các điểm a, b khoản 1 Điêu 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2019, dẫn chiếu tới khoản 3 Điều 26 BLTTDS thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự. Mà như đã phân tích ở trên, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có bản chất là một hợp đồng dân sự, giao dịch dân sự. Do đó, khi có tranh chấp xảy ra thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP cũng có quy định, đối với tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất thì không bắt buộc phải hòa giải tại Ủy ban nhân dân, do đó đương sự có thể nộp đơn kiện tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện để được thụ lý giải quyết.
Về thẩm quyền theo lãnh thổ, tại điểm a khoản 1 diều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng là Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú.
Về thẩm quyền của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện, tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2019 quy định, Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
Ví dụ về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Bạn (cư trú tại tỉnh Bình Dương) đi mua đất của một người XYZ (cư trú tại Quận Gò Vấp, TPHCM), hai bên đã thống nhất việc mua bán thửa đất tại địa chỉ số 01 đường Nguyễn Ảnh Thủ, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Bạn và XYZ đã thỏa thuận và lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thỏa thuận ngày 27/07/2023 sẽ đến văn phòng công chứng ABC để công chứng hợp đồng. Tuy nhiên, khi đến thời hạn công chứng mà bên XYZ đó không có mặt tại phòng công chứng như thỏa thuận thì bên XYZ đã vi phạm nghĩa vụ, khi có tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại thì bạn có thể nộp đơn ra Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp để được thụ lý giải quyết.
Tóm lại, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013, Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi bị đơn cư trú, học tập, làm việc.
3. Quy trình thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Bước 1: Nguyên đơn thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc tranh chấp
Trước khi làm đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì nguyên đơn (cả bị đơn nếu xác định sexgiair quyết tại Tòa án) thì cần thu thập tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ việc một cách chi tiết.
Tại điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự quy định các nguồn chứng cứ bao gồm:
- “Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;
- Vật chứng;
- Lời khai của đương sự;
- Lời khai của người làm chứng;
- Kết luận giám định;
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;
- Văn bản công chứng, chứng thực;
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định”.
Tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ việc này có thể là hợp đồng, giấy đặt cọc, vi bằng, biên lai chuyển tiền, người làm chứng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và các loại tài liệu chứng cứ có liên quan khác.
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà đương sự có thể thu thập tài liệu chứng cứ có lợi cho mình
Bước 2: Soạn đơn kiện và gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tòa án cấp huyện ơi bị đơn cư trú
Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ liên quan thì nguyên đơn làm đơn khởi kiện và gửi kèm theo tài liệu chứng cứ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được bộ phận tiếp nhận tiếp nhận.
Như ở trên chúng tôi đã phân tích hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bản chất là một hợp đồng dân sự, do đó thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án, các bên không phải hòa giải tại Ủy ban nhân nhân mà có thể nộp đơn trực tiếp đến Tòa án để được giải quyết.
Nguyên đơn có thể nộp đơn bằng hình thức nộp trực tiếp tại trụ sở Tòa án hoặc gửi qua đường bưu chính, hoặc gửi qua đường thư điện tử (nếu Tòa án đó có hình thức này).
Bước 3: Đóng tạm ứng án phí, mang hóa đơn về nộp lại cho Tòa án để được thụ lý giải quyết
Sau khi tiếp nhận đơn của bạn, bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, kiểm tra thẩm quyền. Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ và đúng thẩm quyền giải quyết thì Tòa án sẽ thông báo để nguyên đơn đóng tạm ứng án phí cho Tòa án.
Sau khi nhận được thông báo đóng tạm ứng án phí, nguyên đơn phải đến Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp nơi Tòa án thông báo để đóng tạm ứng án phí, sau đó mang hóa đơn nộp tiền đó về nộp lại cho Tòa án, lúc này Tòa án mới chính thức thụ lý hồ sơ vụ án của bạn.
Án phí trong vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bao nhiêu? Đóng tạm ứng án phí bao nhiêu? Căn cứ quy định tại Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về án phí dân sự như sau:
– Giá trị tranh chấp từ 6 triệu trở xuống: 300.000 đ
– Từ trên 6 – 400 triệu: 5% giá trị tài sản tranh chấp
Ví dụ: Giá trị tranh chấp của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 400 triệu thì tổng án phí mà đương sự phải nộp cho Tòa án là 0,05 x 400.000 = 20 triệu đồng
Nguyên đơn đóng tạm ứng án phí cho Tòa án 50% tổng án phí là 10 triệu đồng.
– Từ trên 400 – 800 triệu: 20 triệu + 4% giá trị tài sản của phần vượt quá 400 triệu.
Ví dụ: Giá trị tranh chấp của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 700 triệu thì tổng án phí mà đương sự phải nộp cho Tòa án được xác định:
+ Án phí cơ bản: 20 triệu (1)
+ Án phí vượt quá 4% : 0,04 x (700 – 400) = 12 triệu (2)
=> Cộng (1) và (2) lại ra tổng án phí là 32 triệu.
– Từ trên 800 triệu – 2 tỷ: 36 triệu + 3% giá trị tài sản của phần vượt quá 800 triệu
– Từ trên 2 – 4 tỷ: 72 triệu + 2% của phần vượt quá 2 tỷ
– Từ trên 4 tỷ: 112 triệu + 0,1% của phần vượt quá 4 tỷ.
Lưu ý: Sau khi thắng kiện thì nguyên đơn có thể thực hiện các thủ tục yêu cầu bị đơn (bên thua kiện) phải chịu toàn bộ án phí cho Tòa án. Xem bài viết nguyên tắc chịu án phí dân sự để biết thông tin chi tiết.
Bước 4: Tham gia phiên họp công bố tài liệu, chứng cứ và hòa giải
Trước khi đưa vụ việc ra xét xử, Thẩm phán sẽ tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự, trong giai đoạn này nếu như hòa giải thành công thì Thẩm phán sẽ ghi két quả hòa giải thành vào biên bản và kết quả hòa giải đó được công nhận.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ghi biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào có ý kiến gì thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, đồng thời sẽ gửi cho Viện kiểm sát và các đương sự trong vụ việc.
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Trong trường hợp hòa giải không thành công thì Thẩm phán sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Quyết định phải có ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa. Các bạn cần lưu ý thời gian và địa điểm để tham gia phiên tòa xét xử đúng giờ.
Bước 5: Tham gia phiên tòa xét xử
Khi đến thời gian xét xử như quyết định, các bạn tới địa điểm xét xử sớm hơn 15 phút để chuẩn bị, xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký.
– Không mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ,…
– Khi tham dự phiên tòa, các bạn phải lựa chọn trang phục lịch sự; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
– Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
– Không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
– Khội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
– Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu.
Lưu ý: Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.
Bước 6: Nhạn bản án/ quyết định của Tòa án về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyện nhượng quyền sử dụng đất
Kết thúc phiên tòa xét xử nếu không có gì đặc biệt hoặc vấn đề phức tạp thì Hội đồng xét xử có thể ra bản án/ quyết định về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đồng thời giao quyết định đó cho các đương sự.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Hội đồng xét xử ra bản án/ quyết định mà không có đương sự nào kháng cáo, Viện kiểm sát không có kháng nghị thì bản án/ quyết định đó có hiệu lực pháp luật, buộc các bên phải thi hành.
Khi bản án/ quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì các bên tham gia trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó có trách nhiệm phải thi hành các nội dung theo bản án/ quyết định đó. Trường hợp hết thời hạn tự nguyện thi hành mà một trong các bên không tự nguyện thi hành thì người có quyền trong bản án/ quyết định đó có quyền Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện các biện pháp cưỡng chế để giải quyết quyền lợi cho mình.
Trên đây là quy trình thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án với 6 bước cơ bản, ngoài ra trong quá trình tố tụng sẽ có nhiều công việc, giai đoạn khác nữa, nếu các bạn đang cần thuê luật sư khởi kiện tranh chấp đất đai các bạn có thể liên hệ đến công ty luật Nhân Hậu để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.
4. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Các bên tiến hành đàm phán, thương lượng trên tinh thần thiện chí, hợp tác
Khi xảy ra tranh chấp trong giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại thì các bên hãy tiến hành đàm phán, thỏa thuận, thương lượng lại về việc tranh chấp đó, nếu các bên đàm phán thương lượng được thì lập thành văn bản đính kèm với hợp đồng hoặc có thể lập lại hợp đồng mới dựa theo sự thỏa thuận đàm phán đó.
Đàm phán thương lượng là một trong những biện pháp giải quyết tranh chấp dân sự hiệu quả và tiết kiệm thời gian, giúp các bên vừa không bị mất thời gian, không bị tốn án phí dân sự, mục đích được bảo đảm, lại vừa giúp các bên giữ được hòa khí trong mối quan hệ dân sự đó.
Để giúp cho quá trình đàm phán thương lượng được hiệu quả thì đòi hỏi mỗi bên phải mang trong mình một tư tưởng thiện chí, tích cực hòa giải thì mới có thể mong đàm phán thành công, do đó khi xảy ra mẫu thuẫn hay tranh chấp, các bên nên ngồi lại với nhau để đàm phán và thương lượng lại các vấn đề mẫu thuẫn liên quan.
Xem xét giá trị pháp lý của hợp đồng, thời hiệu khởi kiện và các vấn đề liên quan
Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng dân sự, đặc biệt là trong giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giao dịch có giá trị lớn, phải tuân thủ những quy định của pháp luật thì mới có hiệu lực pháp luật, do đó khi xảy ra tranh chấp thì các bạn nên kiểm tra lại giá trị pháp lý của hợp đồng, giao dịch do bạn thực hiện có đúng quy định không, có thuộc trường hợp bị vô hiệu hay không, từ đó có căn cứ cho việc đàm phán và thương lượng một cách thiện chí, tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và gây bất lợi cho bạn.
Có thiện chí hòa giải khi Nên tham gia hòa giải tại Tòa án để tiết kiệm án phí dân sự cho Tòa án
Tại phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải, các đương sự trong vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể thương lượng hòa giải về nội dung vụ việc đang tranh chấp, trong trường hợp xét thấy hợp lý thì các đương sự có thể chấp nhận biên bản hòa giải đó nhằm mục đích tiết kiệm thời gian và chi phí cho mình.
Trên thực tế, khi đã tranh chấp và đưa nhau ra tòa thì ít khi các đương sự có thể thống nhất được với nhau. Tuy nhiên, tại giai đoạn này nếu như đương sự “nhắm được mình là bên yếu thế hơn” và cân đối được thiệt hại của tranh chấp thấp hơn áp phí dân sự thì có thể xem xét chấp nhận yêu cầu của đương sự còn lại.
Tại khoản 7 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định: “Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch”.
Như vậy, trong trường hợp đương sự xét thấy thiệt hại trong tranh chấp hợp đồng mà thấp hơn 50% tổng án phí dân sự mà mình phải nộp thì có thể chấp nhận yêu cầu của bên còn lại.
Không nên yêu cầu bồi thường thiệt khi không có thiệt hại trên thực tế.
Theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì bên gây thiệt hại chỉ có nghĩa vụ bồi thường nếu như hành vi lỗi của họ gây ra thiệt hại và thiệt hại đó phải có trên thực tế, do đó khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thì đương sự chỉ nên yêu cầu bồi thường thiệt hại với những khoản thiệt hại mà mình bị ảnh hưởng có thật trên thực tế, đồng thời yêu cầu bồi thường đúng, đủ và không nên yêu cầu bồi thường thiệt hại vượt quá phần mình bị thiệt hại trên thực tế.
Khi yêu cầu bồi thường thiệt hại vượt quá hoặc không có trên thực tế thì Tòa án sẽ không chấp nhận yêu cầu bồi thường đó, điều này dẫn tới hậu quả là người không được Tòa án chấp nhận yêu cầu sẽ phải chịu án phí dân sự cho phần không được chấp nhận đó.
Do vậy, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là không nên yêu cầu bồi thường thiệt hại những khoản không có thật trên thực tế để tránh làm phát sinh chi phí là khoản tiền án phí phải nộp cho Tòa án.
Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để hạn chế rủi ro
Trong một số trường hợp cụ thể mà ranh giới giữa 2 vấn đề dân sự và hình sự rất mong manh, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, các hành vi lừa đảo rất tinh vi, nếu như các bên tham gia mua bán không tỉnh táo thì rất dễ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Khi nghi ngờ mình bị lừa đảo thì đương sự có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bên thứ 3, dẫn tới hậu quả khó lường và có thể khiến bạn mất trắng tài sản.
Chẳng hạn như khi các bên ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất mà không công chứng/ chứng thực. Trong một số trường hợp người bán có ý đồ lừa đảo thì sẽ thực hiện hành vi nhận đặt cọc với nhiều người để chiếm đoạt. Trong trường hợp này nếu có căn cứ hoặc xét thấy cần thiết để tránh bị lừa đảo bạn cần nhanh chóng khởi kiện và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng hình thức tạm ngưng mọi giao dịch liên quan đến bất động sản đó hoặc các biện pháp khác phù hợp hơn để tránh bị mất tài sản hoặc tránh làm mất thời gian khi tài sản của bạn bị chôn trong giao dịch đó khó thu hồi.
Trên đây là một số kinh nghiệm giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà bạn có thể tham khảo, tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể có cách xử lý phù hợp sao cho hiệu quả nhất. Trường hợp bạn muốn thuê luật sư khởi kiện tranh chấp hợp đồng liên quan đến giao dịch bất động sản, bạn hãy gọi đến công ty luật Nhân Hậu để được hỗ trợ.
5. Dịch vụ luật sư khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Nếu bạn đang cần thuê luật sư khởi kiện tranh chấp đất đai hoặc khởi kiện giải quyết tranh chấp các giao dịch liên quan đến giao dịch bất động sản, các bạn hãy gọi đến văn phòng công ty luật Nhân Hậu để được trợ giúp nhanh chóng.
Công ty luật Nhân Hậu là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ khỏi kiện vụ án dân sự dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp uy tín, chuyên nghiệp, chúng tôi có đội ngũ luật sư giỏi và giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực dân sự, bất động sản, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình, hình sự, hành chính. Do đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện các thủ tục và biện pháp phù hợp để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho bạn.
Với thâm niên nhiều năm trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ pháp lý, công ty luật Nhân Hậu tự hào là một trong những công ty luật uy tín tại TPHCM và trên các tỉnh thành trong cả nước, được khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ như là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nếu bạn đang có vấn đề tranh chấp giao dịch liên quan đến bất động sản cần được tư vấn hoặc cần được đại diện thực hiện các công việc khởi kiện, các bạn hãy liên hệ đến công ty luật Nhân Hậu để được hỗ trợ nhanh chóng.
Chi phí thuê luật sư khởi kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
Nội dung công việc liên quan đến tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất |
Thù lao luật sư |
1. Luật sư tư vấn:
– Tư vấn quy trình, thủ tục, hồ sơ khởi kiện – Tư vấn quy trình thu thập tài liệu, chứng cứ – Soạn đơn kiện |
Từ 5.000.000 đ |
2. Luật sư tranh tụng giai đoạn sơ thẩm:
– Thu thập tài liệu, chứng cứ – Nộp đơn kiện, nhận thông báo thụ lý vụ án – Đóng tạm ứng án phí – Tham gia phiên họp công khai chứng cứ và hòa giải – Tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm – Các công việc liên quan tố tụng khác |
Từ 20.000.000 đ |
3. Luật sư tranh tụng giai đoạn phúc thẩm thẩm:
– Kháng cáo bản án sơ thẩm – Tham gia phiên tòa phúc thẩm – Các công việc liên quan tố tụng khác |
Từ 15.000.000 đ |
Lưu ý: Thù lao luật sư chưa bao gồm án phí dân sự phải nộp cho Tòa án.