Home / Dân sự / Phân tích căn cứ xác lập quyền dân sự (Điều 8 BLDS 2015)

Phân tích căn cứ xác lập quyền dân sự (Điều 8 BLDS 2015)

Căn cứ xác lập quyền dân sự là vấn đề mấu chốt của một mối quan hệ dân sự. Khôn chỉ xác định về quyền mà còn liên quan đến nghĩa vụ dân sự mà mỗi bên phải thực hiện. Do đó, đương sự cần xác định xem dựa vào đâu để xác định mình có quyền gì và nghĩa vụ như thế nào. Tất cả những vấn đề này đều được quy định cụ thể tại Điều 8 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hãy cùng công ty luật Nhân Hậu tìm hiểu ngay bài phân tích dưới đây.

Điều 8. Căn cứ xác lập quyền dân sự

Điều 8. Căn cứ xác lập quyền dân sự

Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

1. Hợp đồng.

2. Hành vi pháp lý đơn phương.

3. Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.

4. Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

5. Chiếm hữu tài sản.

6. Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

7. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

8. Thực hiện công việc không có ủy quyền.

9. Căn cứ khác do pháp luật quy định.

Phân tích các căn cứ xác lập quyền dân sự

Tại Điều 8 Bộ luật dân sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định có 9 căn cứ để đương sự có thể dựa vào để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự như sau:

1. Hợp đồng – Căn cứ xác lập quyền dân sự phổ biến

Hợp đồng là một trong những căn cứ xác lập quyền dân sự phổ biến nhất  trong mối quan hệ dân sự hiện nay, thông qua hợp đồng các bên có thể thỏa thuận quyền và nghĩa vụ một cách cụ thể, khi hợp đồng có hiệu lực thì sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên.

Ví dụ: A bán cho B một chiếc xe đạp, khi đến thời hạn hợp đồng thì A có quyền yêu cầu B thanh toán tiền mua xe, ngược lại B cũng có quyền yêu cầu A giao xe cho B. Như vậy, quyền của bên này thì đồng thời cũng là nghĩa vụ của bên kia, khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật thì mang tính bắt buộc các bên phải thực hiện.

Người ta thường hay nói, hợp đồng là thứ quỷ thần cũng phải tuân theo, qua đó cho thấy hợp đồng là thứ mà bắt buộc các bên phải thực hiện, ngoại trừ những hợp đồng vô hiệu theo quy định pháp luật.

Cần lưu ý và phân biết giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại:

– Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó không có bên nào thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại. Đối với hình thức này thì các cá nhân tham gia chỉ tuân thủ theo quy định pháp luật dân sự và quy định chuyên ngành khác (nếu đối tượng của giao dịch thuộc sự điều chỉnh của luật chuyên ngành khác).

– Hợp đồng thương mại là hợp đồng mà trong đó một hoặc các bên đang thực hiện công việc kinh doanh thương mại. Loại hợp đồng này khi các chủ thể tham gia ký kết không chỉ tuân theo quy định pháp luật của Bộ luật dân sự mà còn phải tuân thủ theo quy định về pháp luật thương mại và các luật chuyên ngành khác (nếu có quy định).

2. Hành vi pháp lý đơn phương.

Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm làm pháp sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Trên thực tế hành vi pháp lý đơn phương thường ít xảy ra , nhưng nếu một bên chủ thể thực hiện hành vi pháp lý đơn phương thì đó cũng là một căn cứ xác lập quyền dân sự đối với một bên chủ thể khác.

Ví dụ: Khi trước các nghệ sĩ hoặc các công ty lớn có tên tuổi thường đăng tải trên trang mạng với nội dung như sau: “Nếu đội tuyển U23 Việt Nam mà thắng Thái Lan thì sẽ thưởng 1 tỷ đồng”. Như vậy, đây cũng được xem là một hành vi pháp lý đơn phương làm căn cứ xác lập quyền dân sự đối với đội tuyển U23 Việt Nam. Khi kết thúc trận đấu, nếu như đội tuyển U23 Việt Nam thắng Thái Lan thì U23 Việt Nam có quyền yêu cầu các cá nhân, công ty đã hứa thưởng đó phải giao tiền theo đúng như những gì họ đã nêu.

Như vậy, hành vi pháp lý đơn phương vừa là căn cứ xác lập quyền dân sự (đội tuyển U23 Việt Nam có quyền), vừa là căn cứ xác lập nghĩa vụ dân sự (Các cá nhân, công ty đã hứa thưởng có nghĩa vụ trả thưởng).

Hoặc ví dụ rõ ràng nhất của hành vi pháp lý đơn phương đó chính là di chúc. Khi lập di chúc thì người lập di chúc thể hiện ý chí để lại tài sản cho con cháu (bên chủ thể khác). Khi di chúc có hiệu lực pháp luật và thời điểm mở thừa kế, các bên nhận di sản có quyền đối với phần được hưởng trong di chúc đó.

3. Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.

Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật là căn cứ xác lập quyền dân sự có hiệu lực thi hành và buộc các bên phải thực hiện.

Ví dụ: Khi A nộp đơn ly hôn đơn phương do B vi phạm nghĩa vụ vợ chồng, trãi qua quá trình giải quyết ly hôn đơn phương, Tòa án ra bản án/ quyết định, trong đó quyết định cho ly hôn, đồng thời giao con cho A nuôi thì lúc này A có quyền yêu cầu B giao con cho mình trực tiếp nuôi dưỡng.

Hoặc ví dụ khác, khi chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với A, trong quyết định xử phạt này có biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại tài sản cho B. Lúc này B phát sinh quyền dân sự đối với A là yêu cầu A phải trả lại tài sản cho mình.

Ngoài quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác thì còn một căn cứ xác lập quyền nữa đó chính là thời hạn. Thời hạn được hiểu là một sự kiện pháp lý đặc biệt mà thông qua đó, chủ thể liên quan có thể được hưởng quyền dân sự, hoặc được miễn nghĩa vụ dân sự, hoặc có thể bị mất quyền dân sự,…

Ví dụ: Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày công ty A vi phạm hợp đồng thì công ty B có quyền khởi kiện, nếu quá thời hạn trên mà công ty B không khởi kiện thì sẽ bị mất quyền khởi kiện.

4. Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

– Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh là căn cứ xác lập quyền dân sự phổ biến trong cuộc sống đời thường. Cụ thể là quyền sở hữu đối với thành quản lao động mà có. Quyền này được xác lập dựa theo quy định pháp luật dân sự, kinh doanh thương mại và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Ví dụ: một cá nhân A làm thuê cho công ty B và được trả lương thì cá nhân A có quyền đối với khoản lương mà công ty trả, hoặc công ty A kinh doanh sinh lời thì công ty A có quyền đối với khoản lời do kết quả kinh doanh của mình. Có thể nói đây là một dạng căn cứ xác lập quyền dân sự phổ biến nhất trong cuộc sống thường ngày.

– Đối với kết quả của hoạt động tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là hình thức xác lập quyền mang tính chất trí tuệ, những đối tượng này thường có giá trị cao và sẽ được xác định dựa vào Luật sở hữu trí tuệ và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Ví dụ: Nhạc sĩ sáng tác ra một bài hát thì nhạc sĩ đó có quyền tác giả và quyền liên quan đối với bài hát đó, cụ thể là có quyền bán tác phẩm cho ca sĩ hát. Hoặc công trình nghiên cứu viên bi lăn được dùng trong bút bi ngày nay cũng là một đối tượng về sở hữu trí tuệ mà mỗi doanh nghiệp khi sử dụng nó phải trả một khoản phí cho chủ sở hữu. Những đối tượng này phải được đăng ký tới cơ quan chức năng để được bảo hộ theo quy định pháp luật.

5. Chiếm hữu tài sản.

Chiếm hữu tài sản là hình thức xác lập quyền dân sự, việc chiếm hữu tài sản phải có căn cứ pháp luật, cụ thể:

– Chủ sở hữu tài sản chiếm hữu tài sản: Chủ sở hữu được toàn quyền đối với tài sản của mình, tuy nhiên mọi quyết định, định đoạt liên quan đến tài sản đó phải không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Ví dụ: Ông A có một chiếc xe oto là tài sản của ông A. Tuy nhiên do tức giận việc gia đình cho nên ông A đi đốt chiếc xe đó đang đậu ở ngay trụ điện, việc đốt xe (định đoạt tài sản) của ông A khiến cho cháy cả đường dây điện và cháy lan sang nhiều nhà xung quanh. Như vậy hành vi định đoạt tài sản của ông A này là đã làm tổn hại đến người khác, bị cấm và phải bồi thường thiệt hại.

– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản: Khi được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thì người được ủy quyền này có quyền chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, thời hạn và cách thức chiếm hữu do chủ sở hữu xác định.

Ví dụ: Ông A có việc phải sang nước ngoài thăm con trong thời gian 2 năm, ông A ủy quyền cho ông B quản lý căn nhà ở Việt Nam của mình và cho ông B được phép sử dụng căn nhà hoặc cho thuê lại để tạo ra thu nhập. Lúc này, ông B với vai trò là người được ủy quyền có quyền chiếm hữu tài sản mà ông A ủy quyền, bao gồm sử dụng căn nhà hoặc cho người khác thuê và thu tiền thuê.

– Người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự:

Trường hợp mua bán tài sản thì người mua có quyền đối với tài sản mình mua thông qua một giao dịch dân sự. Tuy nhiên trong trường hợp giao dịch dân sự đó mà không quy định chuyển giao quyền sở hữu thì người được giao tài sản đó chỉ được chiếm hữu tài sản trong phạm vi nội dung giao dịch.

Ví dụ: Khi A cầm cố một chiếc xe máy cho cửa hàng cầm đồ B trong thời hạn 2 tháng. Trong thỏa thuận cửa hàng B sẽ được mang chiếc xe đó cho người khác thuê và chiếm hữu tiền thuê đó thì lúc này, cửa hàng B này chỉ được quyền chiếm hữu chiếc xe đó trong phạm vi cho người khác thuê lại với thời gian 2 tháng và thu tiền cho thuê xe đó.

Hình thức này các bạn có thể thấy rõ trong các hợp đồng thế chấp, tín chấp, vay bảo đảm,…

– Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm,….

– Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc

6. Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Theo quy định pháp luật, khi chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu, trường hợp không biết chủ sở hữu là ai thì phải trình báo đến cơ quan chức năng để thông báo tìm kiếm công khai theo quy định pháp luật.

Như vậy, khi một người sử dụng tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật, hoặc người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật thì lúc này phát sinh quyền đối với chủ sở hữu, cụ thể là quyền yêu cầu người đang sử dụng tài sản của mình phải hoàn trả cho mình, hoặc quyền yêu cầu người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi nhuận đó cho mình.

Trong trường hợp người sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật mà gây hậu quả hoặc làm thiệt hại thì chủ sở hữu tài sản còn có quyền yêu cầu người này phải bồi thường thiệt hại.

7. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.

Khi một chủ thể thực hiện một hành vi trái với quy định pháp luật mà gây ra thiệt hại cho một chủ thể khác thì lúc này người bị thiệt hại có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật đó.

Ví dụ: Khi A uốn rượu bia và tham gia giao thông gây tai nạn, làm thiệt hại đến những người khác thì những người bị thiệt hại này có quyền yêu cầu A bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ những hành vi trái quy định pháp luật gây ra thiệt hại thì chủ thể bị thiệt hại mới có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đối với những hành vi được pháp luật cho phép, hay nói cách khác là không trái quy định pháp luật, mặc dù gây ra thiệt hại nhưng người bị thiệt hại lại không có quyền.

Ví dụ: Khi một đám cháy đang cháy gần một cây xăng, cách đó một căn nhà tranh và lúc này người phát hiện ra đám cháy có thể phá hủy căn nhà tranh đó để ngăn đám cháy không lan sang cây xăng. Trong trường hợp này mặc dù là hành vi gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu căn nhà tranh đó nhưng chủ sở hữu căn nhà tranh trong trường hợp này không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, bởi vì họ đang muốn tránh một nguy cơ thực tế đe dọa trực tiếp đến cây xăng mà không còn cách nào khác là phải có hành động phá hủy căn nhà tranh đó để ngăn đám cháy lan sang.

Tìm hiểu chi phí thuê luật sư khởi kiện vụ án dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

8. Thực hiện công việc không có ủy quyền.

Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.

Ví dụ: A và B ở chung một phòng trọ, A đặt hàng trên mạng và giao về địa chỉ phòng trọ, khi người giao hàng đến thì A không có ở phòng trọ, chỉ có B ở phòng trọ. Lúc này B tự lấy tiền của mình thanh toán cho đơn hàng đó và nhận hàng giúp A. Đây chính là một công việc không có ủy quyền phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, bởi vì trước khi đi A không nhờ B lấy hàng giúp, B cũng không gọi điện hỏi A mà tự ý nhận hàng và thanh toán tiền hàng thay A.

Khi một người thực hiện công việc không có ủy quyền thì có quyền sau đây:

– Được hưởng chi phí thực hiện công việc: Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao và thanh toán các chi phí hợp lý mà họ đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.

– Được hưởng thù lao thực hiện công việc: Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi cho mình, trừ trường hợp người đó từ chối.

5/5 - (1 vote)

Bài nổi bật

Quy trình thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân và doanh nghiệp

Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân và doanh nghiệp mới nhất

Thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân và doanh nghiệp có gì khác nhau …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *