Người muốn tập sự hành nghề luật sư cần làm gì để tập sự hành nghề luật sư? Khi tập sự hành nghề luật sư, người tập sự cần chú ý những gì? Dưới đây công ty luật Nhân Hậu sẽ phân tích những việc người tập sự luật sư không được làm để giúp các bạn hiểu rõ, từ đó tránh các trường hợp vi phạm pháp luật có thể bị xử lý kỷ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Mục lục
Những việc người tập sự luật sư không được làm
Tại khoản 3 Điều 14 Luật luật sư 2015 quy định: “Người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật”.
Như vậy, căn cứ khoản 3 Điều 14 Luật luật sư 2015 thì người tập sự hành nghề luật sư không được làm những việc sau: không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật, ngoài ra người tập sự hành nghề luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
1. Người tập sự hành nghề luật sư không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng
Theo quy định pháp luật, chỉ những luật sư đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang làm việc trong tổ chức hành nghề luật sư (công ty luật, văn phòng luật sư) mới được cung cấp dịch vụ pháp lý, bao gồm:
– Luật sư làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư theo hợp đồng lao động được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng nhưng phải có ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư (ủy quyền trong việc ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, thực hiện nội dung công việc trong hợp đồng dịch vụ pháp lý).
– Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật, văn phòng luật sư được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý cho khách hàng, luật sư phải nhân danh tổ chức hành nghề luật sư để ký hợp đồng, không được ký hợp đồng với tư cách cá nhân.
Đối với người tập sự hành nghề luật sư, do chưa được cấp chứng chỉ hành nghề cho nên chưa thể thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư cho nên không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, trường hợp cố tình cung cấp dịch vụ pháp lý sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng như sau:
– Phạt tiền từ 7 – 10 triệu đồng nếu hành nghề khi chưa được cấp giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân (điểm h khoản 3 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP q)
– Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng nếu cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động tư vấn pháp luật với danh nghĩa luật sư hoặc mạo danh luật sư để hành nghề luật sư (điểm e khoản 7 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP q)
Người tập sự hành nghề luật sư không được được đại diện cho khách hàng để tham gia tố tụng dân sự
Trong quá trình tập sự hành nghề luật sư, người tập sự được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật”.
2. Luật sư tập sự không được đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng tại phiên tòa
Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật luật sư 2015 quy định, luật sư tập sự không được đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng tại Tòa án, bao gồm: Đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa.
Theo đó, người tập sự hành nghề luật sư được giúp luật sư hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp, bao gồm những công việc sau:
– Được đi cùng với luật sư hướng dẫn gặp gỡ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn và các đương sự khác trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi được người đó đồng ý.
Người tập sự hành nghề luật sư có thể được gặp gỡ những chủ thể trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính. Tuy nhiên với điều kiện là phải được những chủ thể đó đồng ý.
– Giúp luật sư hướng dẫn nghiên cứu hồ sơ vụ, việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ, việc và các hoạt động nghề nghiệp khác;
– Được tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo sự phân công của luật sư hướng dẫn khi được khách hàng đồng ý.
Người tập sự hành nghề luật sư chỉ được tư vấn pháp luật nếu được khách hàng đồng ý, được đại diện ngoài tố tụng nếu được khách hàng đồng ý, được thực hiện dịch vụ pháp lý (không bao gồm đại diện trong trong gia đoạn tố tụng tại phiên tòa) nếu được khách hàng đồng ý và phải có văn bản ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư.
Trường hợp người đang trong giai đoạn tập sự hành nghề luật sư mà cố tình tham gia vào tố tụng bằng hình thức ủy quyền đại diện thì tùy theo tính chất mức đó có thể bị xử lý kỷ luật, phổ biến nhất là có thể bị xóa tên khỏi danh sách những người tập sự hành nghề luật sư.
3. Người tập sự hành nghề luật sư không được ký văn bản tư vấn pháp luật.
Theo quy định pháp luật, văn bản tư vấn pháp luật phải do người đại diện pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư ký và chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn pháp luật. Do vậy, những người đang trong giai đoạn tập sự hành nghề luật sư có thể tư vấn pháp luật nhưng không được ký vào văn bản tư vấn pháp luật.
Thông thường, khi tư vấn pháp luật cho khách hàng bằng văn bản, người tập sự hành nghề luật sư phải trình văn bản tư vấn đó cho người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư, hoặc người được ủy quyền để xem xét nội dung tư vấn, sau đó ký vào văn bản tư vấn và chịu trách nhiệm với nội dung mà mình đã ký, luật sư tập sự không được tự mình ký hoặc đóng dấu vào văn bản này.
Việc quy định người tập sự hành nghề luật sư không được ký vào văn bản tư vấn pháp luật là nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng, khi phát hiện người tập sự hành nghề tự ý ký vào văn bản tư vấn pháp luật thì luật sư hướng dẫn phải báo cáo cho tổ chức hành nghề luật sư đó về việc người tập sự không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người tập sự, vi phạm quy định của Luật luật sư, Thông tư 10/2021/TT-BTP và quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp người tập sự hành nghề luật sư cố tình ký văn bản tư vấn pháp luật thì tùy tính chất mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định pháp luật, phổ biến nhất là có thể bị hủy kết quả tập sự hành nghề luật sư, đồng thời nếu việc ký vào văn bản tư vấn pháp luật đó mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy, trên đây là những việc người tập sự luật sư không được làm theo quy định mới nhất, nếu vi phạm thì tùy theo tính chất và mức độ có thể bị xử lý theo quy định pháp luật, trường hợp gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.
One comment
Đọc thêm: Người muốn tập sự hành nghề luật sư cần làm gì để tập sự hành nghề luật sư?