Hiện nay có mấy hình thức hành nghề luật sư? Luật sư được quyền hành nghề dưới hình thức nào? Dưới đây công ty luật Nhân Hậu sẽ giải đáp vấn đề này một cách chi tiết nhằm giúp các bạn đang tập sự hành nghề luật sư cũng như những bạn đang có ý định theo học nghề luật sư hiểu rõ bản chất và các quy định pháp luật có liên quan khi hành nghề.
Mục lục
Các hình thức hành nghề luật sư hiện nay
Tại Điều 23 Luật luật sư 2015 quy định có 2 hình thức hành nghề luật sư, đó là: Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư (làm việc trong công ty luật, văn phòng luật sư) và hành nghề với tư cách cá nhân. Dù hành nghề bằng hình thức nào thì luật sư phải tuân thủ Điều lệ liên đoàn luật sư, tuân thủ Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp.
1. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư.
Tổ chức hành nghề luật sư là tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng mà chủ sở hữu hoặc thành viên tổ chức đó phải là luật sư. Theo quy định tại Điều 32 Luật luật sư thì tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: Công ty luật và văn phòng luật sư.
– Công ty luật bao gồm: Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh.
+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất 2 luật sư thành lập, thỏa thuận cử ra một luật sư làm người đại diện theo pháp luật của công ty
+ Công ty luật hợp danh do ít nhất 2 luật sư thành lập, thỏa thuận cử ra một luật sư làm người đại diện theo pháp luật, công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.
– Văn phòng luật sư: Là loại hình tổ chức hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, do một luật sư thành lập và là chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật, trưởng văn phòng luật sư, chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với mọi nghĩa vụ của văn phòng.
2. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động.
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là hình thức luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
Ví dụ: Luật sư có thể ký hợp đồng lao động với công ty cổ phần ABC chuyên kinh doanh mua bán hàng hóa tại phòng pháp chế của công ty, hoặc ký hợp đồng với công ty sản xuất hàng hóa,…
Luật sư được quyền hành nghề dưới hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 23 Luật luật sư 2015 thì luật sư được quyền hành nghề dưới 6 hình thức: Thành lập văn phòng luật sư, thành lập công ty luật TNHH 1 thành viên, tham gia thành lập công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên, tham gia thành lập công ty luật hợp danh, hợp đồng lao động với tổ chức hành nghề luật sư, và hành nghề với tư cách cá nhân.
1. Thành lập văn phòng luật sư
Theo quy định tại Điều 33 Luật luật sư 2015 quy định, văn phòng luật sư do một luật sư thành lập và được tổ chức hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, văn phòng luật sư chỉ có 1 luật sư làm chủ sở hữu, đồng thời là người đại diện theo pháp luật, cũng là Trưởng văn phòng và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của văn phòng.
Quyền của văn phòng luật sư:
– Thực hiện dịch vụ pháp lý và nhận thù lao từ khách hàng.
– Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho văn phòng luật sư của mình
– Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước
– Tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.
– Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
– Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
– Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
Như vậy, luật sư có thể hành nghề bằng hình thức thành lập văn phòng luật sư và tự chịu toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ của văn phòng trong quá trình tổ chức hoạt động và cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
Tham khảo danh sách các văn phòng luật sư tại TPHCM mới nhất
2. Thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Tại khoản 3 Điều 134 Luật luật sư 2015 quy định: “Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu”. Như vậy, luật sư có thể hành nghề bằng hình thức thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên để cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
Quyền của công ty luật TNHH 1 thành viên:
– Thực hiện dịch vụ pháp lý và nhận thù lao từ khách hàng.
– Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc
– Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước
– Tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.
– Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
– Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
– Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
Tham khảo danh sách các công ty luật tại TPHCM cập nhật mới nhất
3. Tham gia thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Tại khoản 3 Điều 134 Luật luật sư 2015 quy định: “Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập”. Như vậy, trong trường hợp luật sư nhận thấy tự mình không thể điều hành được công ty, hoặc không đủ nguồn lực để phát triển công ty, hoặc muốn hoạt động lớn mạnh hơn,.. thì có thể hợp tác với một hoặc nhiều luật sư khác để thành lập công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên.
Tất cả thành viên của công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên đều phải là luật sư, do đó khi hợp tác thì cần liên hệ đến các luật sư đã được cấp chứng chỉ hành nghề hợp pháp để thành lập công ty, sau đó thỏa thuận cử ra một luật sư để làm người đại diện theo pháp luật.
Quyền của công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên:
– Thực hiện dịch vụ pháp lý và nhận thù lao từ khách hàng.
– Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc
– Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước
– Tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.
– Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
– Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
– Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
4. Tham gia thành lập công ty luật hợp danh
Tại khoản 2 Điều 134 Luật luật sư 2015 quy định: “Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn”. Như vậy, luật sư không thể tự mình thành lập công ty luật hợp danh, mà phải hợp tác với những luật sư khác để thành lập, không được kêu gọi góp vốn từ những thành viên khác ngoài những luật sư thành viên.
Quyền của công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên:
– Thực hiện dịch vụ pháp lý và nhận thù lao từ khách hàng.
– Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc
– Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước
– Tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.
– Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
– Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
– Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
5. Làm việc trong tổ chức hành nghề luật sư theo hợp đồng lao động
Tại khoản 1 Điều 23 Luật luật sư 2015 quy định, luật sư được hành nghề dưới hình thức hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư. Bao gồm: Làm việc cho văn phòng luật sư, công ty luật TNHH 1 thành viên, công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên, công ty luật hợp danh.
Quyền của luật sư làm việc trong tổ chức hành nghề luật sư theo hợp đồng lao động do các bên thảo thuận trong hợp đồng lao động, chủ yếu bao gồm các quyền sau:
– Được tổ chức hành nghề luật sư mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
– Được hưởng lương và các khoản lợi ích khác theo thỏa thuận trong hợp đồng
– Được đại diện theo ủy quyền để ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng
– Được thực hiện dịch vụ pháp lý theo ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư
– Và các quyền lợi khác theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật liên quan
6. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là hình thức luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư. Theo đó, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có thể làm việc cho các doanh nghiệp, trung tâm tư vấn pháp luật, và cơ quan tổ chức khác.
Hiện nay, các doanh nghiệp lớn đang có nhu cầu thuê luật sư làm việc rất cao, những doanh nghiệp có quy mô vừa trở lên đa số đều có phòng pháp chế và đây chính là cơ hội việc làm cho các luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
Quyền lợi của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân do các bên thỏa thuận, chủ yếu có các quyền cơ bản sau:
– Được hưởng lương, lợi ích vật chất khác theo thỏa thuận của các bên.
– Được thực hiện dịch vụ pháp lý trong phạm vi cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc thông qua ủy quyền.
– Được cơ quan, tổ chức nơi làm việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Tuy nhiên trong trường hợp hợp đồng lao động không có nêu hoặc không có thỏa thuận thì luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải tự mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Trên đây là 6 hình thức luật sư được quyền hành nghề. Trường hợp luật sư không hành nghề bằng 1 trong 6 hình thức nêu trên trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp thẻ luật sư thì có thể bị thu hồi thẻ luật sư theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Luật luật sư.
Tham khảo danh sách các luật sư làm việc với tư cách cá nhân tại TPHCM cập nhật mới nhất
So sánh các hình thức hành nghề luật sư tại Việt Nam
Tiêu chí so sánh |
Thành lập văn phòng luật sư | Thành lập công ty luật TNHH 1 thành viên | Tham gia thành lập công ty luật TNHH 2 thành viên trở nên | Tham gia thành lập công ty luật hợp danh | Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư theo hợp đồng lao động |
Luật sư hành nghề vơi tư cách cá nhân |
1. Cung cấp dịch vụ pháp lý | Được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, nhưng phải nhân danh văn phòng luật sư | Được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, nhưng phải nhân danh công ty | Được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, nhưng phải nhân danh công ty | Được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, nhưng phải nhân danh công ty | Được cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, nhưng phải được ủy quyền từ tổ chức hành nghề luật sư | – Được thực hiện dịch vụ pháp lý trong phạm vi cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc
– Thực hiện dịch vụ pháp lý khi cơ quan tố tụng yêu cầu |
2. Thù lao, nguồn thu nhập chính | Từ hợp đồng dịch vụ pháp lý | Từ hợp đồng dịch vụ pháp lý | Từ hợp đồng dịch vụ pháp lý | Từ hợp đồng dịch vụ pháp lý | Theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư | Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động |
3. Thuê luật sư làm việc | Được thuê luật sư khác làm việc | Được thuê luật sư khác làm việc | Được thuê luật sư khác làm việc | Được thuê luật sư khác làm việc | Không được | Không được |
4. Đặt chi nhánh, văn phòng | Được đặt chi nhánh, văn phòng | Được đặt chi nhánh, văn phòng | Được đặt chi nhánh, văn phòng | Được đặt chi nhánh, văn phòng | Không được | Không được |
5. Trách nhiệm mua bảo hiểm | Phải mua bảo hiểm cho luật sư làm việc theo hợp đồng | Phải mua bảo hiểm cho luật sư làm việc theo hợp đồng | Phải mua bảo hiểm cho luật sư làm việc theo hợp đồng | Phải mua bảo hiểm cho luật sư làm việc theo hợp đồng | Được tổ chức hành nghề luật sư mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp | Nếu hợp đồng lao động không có thỏa thuận thì luật sư phải tự mua bảo hiểm trách nhiệm |
6. Trách nhiệm, nghĩa vụ | Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình | Chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn | Chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn | Chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn | – Chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn
– Chịu trách nhiệm do lỗi của mình gây ra |
– Chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn
– Chịu trách nhiệm do lỗi của mình gây ra |
7. Pháp luật điều chỉnh | – Luật luật sư
– Điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam – Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp – Quy định pháp luật liên quan khác |
– Luật luật sư
– Điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam – Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp – Quy định pháp luật liên quan khác |
– Luật luật sư
– Điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam – Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp – Quy định pháp luật liên quan khác |
– Luật luật sư
– Điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam – Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp – Quy định pháp luật liên quan khác |
– Luật luật sư
– Điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam – Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp – Quy định pháp luật liên quan khác |
– Luật luật sư
– Điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam – Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp – Quy định pháp luật liên quan khác |