Home / Hoạt động nghề nghiệp / Luật sư có được nhuộm tóc không? Thẩm phán cắt đầu đinh?

Luật sư có được nhuộm tóc không? Thẩm phán cắt đầu đinh?

Luật sư có được nhuộm tóc không? Thẩm phán có được cắt tóc đầu đinh, đeo nhiều trang sức vòng vàng, nói năng cộc lốc không? Ông Trần Vi Hải (Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh) nêu quan điểm, tại phiên tòa không thể chấp nhận việc cán bộ tố tụng nói lắp, ăn mặc luộm thuộm, tóc tai bù xù… Không được thẩm vấn theo kiểu xúc phạm ai đó, cho dù là những bị cáo đang đứng trước vành móng ngựa. Khi đối đáp với luật sư phải thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, khi tranh tụng thì công minh, tránh lấp liếm, né tránh vấn đề.

Thẩm phán có được cắt tóc đầu đinh, đeo nhiều vòng vàng?

Theo quy định pháp luật hiện nay thì không cấm việc những người tiến hành tố tụng (dân sự, hình sự, hành chính) đeo nhiều trang sức trên người khi đang công tác tố tụng. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi thì những người có thẩm quyền khi đang tiến hành tố tụng thì không nên đeo nhiều trang sức trên người.

Thử hình dung, khi đến phòng xử án mà chủ tọa cắt đầu đinh, râu ria lồm xồm, khuôn mặt “đằng đằng sát khí”, còn thư ký phiên tòa thì nhuộm tóc xanh đỏ tím vàng, trang điểm quá đà, trên tay đeo nhiều vòng vàng, nhẫn đính kim cương,… Thì những người tham gia phiên tòa đó sẽ nghĩ như thế nào?

Hay như chủ tọa phiên tòa mặc áo vét nhưng không cài nút, thắt cà vạt nhưng bị lệch sang một bên thì làm sao? Theo quan điểm của tôi, tất cả những vấn đề liên quan đến trang phục và hình thức bên ngoài của những người tiến hành tố tụng cần được quy ước (Một kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chia sẽ)

Theo thẩm phán Lê Thị Minh Loan (Tòa án nhân dân quận 5, TP.HCM), khi xử án, về âm sắc ngôn ngữ người thẩm phán phải nói rõ ràng, dễ nghe, dễ hiểu. Tiếng nói không bị biến dạng, không nói lắp, nói ngọng, tạo sự thu hút lôi cuốn và có sức thuyết phục với người nghe. Ngay cả việc đi, đứng thậm chí dáng ngồi trong phòng xử án cũng phải chững chạc, đàng hoàng. Đặc biệt thẩm phán không nên biểu lộ hành vi thiếu kiềm chế như chửi thề, đỏ mặt tía tai, hoặc cười nói oang oang trong phiên tòa. Có như vậy, việc xét xử mới có hiệu quả cao.

Luật sư có được nhuộm tóc, nổi nóng trong phiên tòa không?

Hiện nay không có quy định pháp luật nào cấm luật sư không được nhuộm tóc, cho nên luật sư vẫn được nhuộm tóc bình thường, tuy nhiên luật sư nên lịch sự, giữ hình ảnh thân thiện, đứng đắn trong mắt mọi người. Đối với hành vi nổi nóng trong phiên tòa bằng những phản ứng tiêu cực, không tôn trọng người khác trong phiên tòa là hành vi bị cấm.

Chánh án Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh (TP.HCM) Phạm Thái Lâm cho rằng trong ứng xử với các cán bộ tố tụng, những luật sư trẻ tuổi mới vào nghề thường có tâm lý ăn thua với tòa. Ông dẫn chứng cách đây chưa lâu, xử một vụ tranh chấp đất đai mà các đương sự là người thân trong một gia đình.

Tại phiên tòa, khi thấy một luật sư trẻ dùng 20 câu hỏi để hỏi một đương sự hơn 70 tuổi, tòa liền ngắt lời và yêu cầu luật sư không hỏi lại những câu tòa đã hỏi. Chỉ chờ có vậy, vị luật sư trẻ này phóng ra, lật chiếc bàn định rượt đánh chủ tọa. Nhưng khi tòa tiến hành hòa giải thành công thì luật sư đó bỗng nhiên vỗ tay bôm bốp để tán thưởng. Ông định làm văn bản kiến nghị Đoàn Luật sư TP.HCM xử lý nhưng sau lại thôi.

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư khi tham gia phiên tòa

Tại Chương IV trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc quy định như sau:

Quy tắc 26. Quy tắc chung khi tham gia tố tụng

26.1. Luật sư phải nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, lịch sự, tôn trọng những người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề; chủ động, tích cực thực hiện các quyền và nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

26.2. Khi cần trao đổi ý kiến về nghiệp vụ với người tiến hành tố tụng, những người hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, luật sư phải giữ tính độc lập của nghề nghiệp luật sư để góp phần vào việc bảo vệ công lý, công bằng xã hội.

Quy tắc 27. Ứng xử tại phiên tòa

27.1. Luật sư phải chấp hành nội quy phiên tòa, nội quy phòng xử án, tuân theo sự điều khiển của chủ tọa và hội đồng xét xử; tôn trọng người tiến hành tố tụng, luật sư đồng nghiệp và những người tham gia tố tụng khác; có thái độ ứng xử đúng mực khi tranh tụng tại phiên tòa; có thiện chí, hợp tác khi giải quyết các tình huống phát sinh ảnh hưởng đến trật tự hoặc tiến trình giải quyết vụ việc tại phiên tòa.

27.2. Trong luận cứ bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, luật sư phải tôn trọng sự thật khách quan, đưa ra những tài liệu, chứng cứ pháp lý giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật.

27.3. Trước những hành vi sai trái, thái độ thiếu tôn trọng luật sư hay khách hàng của luật sư tại phiên tòa cũng như trong quá trình tố tụng, luật sư luôn giữ bình tĩnh và thực hiện quyền kiến nghị, yêu cầu thỏa đáng, hợp lệ, đúng pháp luật.

Quy tắc 28. Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

28.1. Phát biểu những điều biết rõ là sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc nơi công cộng về những vấn đề có liên quan đến vụ việc mà mình đảm nhận hoặc không đảm nhận nhằm gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

28.2. Phản ứng tiêu cực bằng hành vi tự ý bỏ về khi tham gia tố tụng.

28.3. Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 vote)

Bài nổi bật

Những trường hợp ngoại lệ về nghĩa vụ giữ bí mật của luật sư

Những trường hợp ngoại lệ về nghĩa vụ giữ bí mật của luật sư

Theo quy định trong Luật luật sư, Điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *