Home / Hoạt động nghề nghiệp / Thủ tục, điều kiện thành lập văn phòng luật sư, công ty luật

Thủ tục, điều kiện thành lập văn phòng luật sư, công ty luật

Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm những hình thức nào? Thủ tục và điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư theo quy định hiện hành bao gồm những gì? Dưới đây công ty luật Nhân Hậu sẽ giải đáp các bạ một cách chi tiết, thông qua đó giúp cho các bạn có thể đăng ký thành lập văn phòng luật sư hoặc công ty luật một cách nhanh chóng, hiệu quả và đúng quy định pháp luật.

I. Tổ chức hành nghề luật sư gồm những loại hình nào?

Theo quy định tại Điều 32 Luật luật sư 2015 (Luật sửa đổi) thì tổ chức hành nghề luật sư có 2 hình thức, bao gồm văn phòng luật sư ( được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân) và công ty luật (Gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn).

1. Văn phòng luật sư

Văn phòng luật sư là hình thức tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, do một luật sư thành lập, là người đại diện theo pháp luật và là trưởng văn phòng luật sư, chịu trách nhiệm bằng bằng toàn bộ tài sản của mình về tất cả nghĩa vụ của văn phòng luật sư do mình thành lập.

Tên gọi của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn, nhưng phải tuân thủ quy định của Luật doanh nghiệp, đồng thời phải có cụm từ “văn phòng luật sư” (ví dụ: Văn phòng luật sư Nhân Hậu, văn phòng luật sư ABC,…), khi đặt tên không được chọn tên trùng lắp đã có sẵn gây nhầm lẫn với văn phòng luật sư khác đã hoạt động hợp pháp từ trước, không được sử dụng những từ ngữ và ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật.

2. Công ty luật

Công ty luật có 2 hình thức, bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Chỉ có luật sư mới được thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật, nghĩa là tất cả thành viên của công ty luật phải là luật sư.

– Công ty luật hợp danh:

Tổ chức hành nghề luật sư theo hình thức “công ty luật hợp danh” phải có ít nhất 2 luật sư tham gia thành lập. Các thành viên của công ty luật hợp danh tự thỏa thuận với nhau để cử một thành viên làm Giám đốc công ty.

Tên của công ty luật hợp danh do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, nhưng phải tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp, đồng thời phải có cụm từ “Công ty luật hợp danh”. Ví dụ: Công ty luật hợp danh Nhân Hậu, công ty luật hợp danh ABC,…không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Các thành viên của công ty luật hợp danh tự thỏa thuận với nhau để cử một thành viên làm Giám đốc công ty

thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.

Lưu ý: công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn, do đó không thể kêu gọi người khác tham gia góp vốn để thành lập công ty luật hợp danh.

– Công ty luật trách nhiệm hữu hạn:

Tổ chức hành nghề luật sư theo hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có thể lựa chọn một trong hai hình thức bao gồm công ty TNHH một thành viên, hoặc công ty luật TNHH hai thành viên trở lên.

+ Công ty luật TNHH 1 thành viên:

Công ty luật TNHH 1 thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu, đồng thời cũng là Giám đốc công ty luật

Tên của công ty luật TNHH 1 thành viên do chủ sở hữu lựa chọn, nhưng phải tuân thủ quy định của Luật doanh nghiệp, đồng thời phải có cụm từ “Công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

+ Công ty luật TNHH 2 thành viên:

Công ty luật TNHH 2 thành viên do ít nhất hai luật sư thành lập. Tất cả thành viên tham gia thành lập công ty luật TNHH 2 thành viên phải là luật sư. Các thành viên thỏa thuận với nhau để cử một thành viên làm Giám đốc công ty.

Tên gọi của công ty luật TNHH 2 thành viên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, nhưng phải tuân thủ quy định của Luật doanh nghiệp, đồng thời phải có cụm từ “Công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trên đây là các hình thức hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư theo quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, để thành lập công ty luật, văn phòng luật sư thì phải đáp ứng được các điều kiện dưới đây.

II. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư

Tại khoản 3 Điều 32 Luật luật sư hợp hợp nhất 2015 quy định điều kiện để thành lập tổ chức hành nghề luật sư (văn phòng luật sư và công ty luật) thì Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm và phải có trụ sở làm việc.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật luật sư và Quyết định số 1319/QĐ-BTP ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tư pháp thì điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư (văn phòng luật sư, công ty luật) bao gồm:

1. Người thành lập hoặc tham gia thành lập văn phòng luật sư, công ty luật phải là luật sư.

Để được hành nghề luật sư, luật sư phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

– Công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt

– Có bằng cử nhân luật.

– Đã được đào tạo nghề luật sư

– Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư

– Có Chứng chỉ hành nghề luật sư

– Gia nhập một đoàn luật sư

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật

– Trung thành với Tổ quốc.

Theo quy định tại mục A.I. – 1.2 trong Quyết định số 1319/QĐ-BTP ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tư pháp thì đã bỏ điều kiện này, lý do bỏ quy định này là để luật sư thực hiện theo nghĩa vụ chung của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bởi vì việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật đã bao gồm cả vấn đề trung thành với Tổ quốc. Tuy nhiên, phải chờ đến khi Quốc hội sửa đổi bổ sung luật luật sư thì mới chính thức có hiệu lực.

– Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư.

Cũng theo quy định tại mục A.I. – 1.8 trong Quyết định số 1319/QĐ-BTP ngày 08 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tư pháp thì đã bỏ điều kiện này, lý do bỏ điều kiện về sức khỏe bởi vì để luật sư tự mình bảo vệ sức khỏe của mình khi hành nghề. Tuy nhiên vẫn phải chờ đến khi Quốc hội sửa đổi, bổ sung luật.

2. Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm

Tại điểm a khoản 3 Điều 32 Luật luật sư quy định: “Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này”.

Theo đó, luật sư muốn mở văn phòng luật sư hoặc công ty luật thì phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc liên tục, điều này được hiểu như sau:

– Thứ nhất, luật sư phải làm việc liên quan đến nghề nghiệp ít nhất 2 năm liên tục

– Thứ hai, về hình thức làm việc: Luật sư có thể hành nghề với tư cách cá nhân, hoặc hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư.

Mặc dù trong Quyết định số 1319/QĐ-BTP đã quy định bỏ điều kiện 2 năm kinh nghiệm, tuy nhiên vẫn phải chờ cho đến khi Quốc hội thông qua thì mới chính thức có hiệu lực pháp luật. Do đó, muốn mở văn phòng luật sư hoặc công ty luật thì luật sư vẫn phải đảm bảo yêu cầu 2 năm kinh nghiệm.

3. Phải có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Trụ sở làm việc của tổ chức hành nghề luật sư chính là địa chỉ nơi cơ quan điều hành cao nhất. Trụ sở không nhất thiết phải là nơi tiến hành các hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý hoặc nơi người đại diện theo pháp luật trường trú.

Ví dụ: Trường hợp bạn mở văn phòng luật sư và đặt trụ sở văn phòng tại nhà riêng của bạn thì bạn cần cung cấp bản sao công chứng/chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp bạn không muốn đặt địa chỉ tại nhà riêng thì có thể đi thuê văn phòng, lúc này bạn cần phải làm hợp đồng thuê nhà, hoặc hợp đồng thuê văn phòng,… Sau đó nộp kèm theo bản chính hợp đồng đó hoặc bản sao công chứng/chứng thực để kiểm tra.

Tổ chức hành nghề luật sư có thể có nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, tuy nhiên chỉ có một địa chỉ trụ sở duy nhất. Địa chỉ trụ sở phải được ghi trong điều lệ và được ghi trên Giấy đăng ký hoạt động do Bộ tư pháp cấp.

Như vậy, khi thành lập tổ chức hành nghề luật sư, các bạn chỉ cần đáp ứng được những điều kiện nêu trên sẽ được cấp Giấy đăng ký hoạt động và có thể bắt đầu hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.

III. Quy trình thủ tục thành lập tổ chức hành nghề luật sư

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập tổ chức hành nghề luật sư

Tại khoản 2 Điều 35 Luật luật sư 2015 quy định, hồ sơ thành lập tổ chức hành nghề luật sư bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất.

Trường hợp đăng ký thành lập văn phòng luật sư, cong ty luật TNHH 1 thành viên thì điền thông tin theo Mẫu TP-LS-02
được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP.

Trường hợp đăng ký thành lập công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên, công ty luật hợp danh thì điền thông tin theo Mẫu TP-LS-03 được ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP.

– Dự thảo Điều lệ của công ty luật;

– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư

– Bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;

– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp đúng thẩm quyền

Theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật luật sư 2015 quy định về thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập tổ chức hành nghề luật sư như sau:

– Trường hợp 1: Thành lập văn phòng luật sư: Gửi hồ sơ đến Sở tư pháp nơi trưởng văn phòng luật sư là thành viên của Đoàn luật sư.

Ví dụ: Luật sư A đang là thành viên của Đoàn luật sư Bình Dương, khi mở văn phòng luật sư thì luật sư A gửi hồ sơ đến Sở tư pháp tỉnh Bình Dương.

– Trường hợp 2: Thành lập công ty luật TNHH 1 thành viên: Gửi hồ sơ đến Sở tư pháp nơi giám đốc công ty luật là thành viên của Đoàn luật sư.

Ví dụ: Luật A đang là thành viên của Đoàn luật sư Đồng Nai, khi thành lập công ty luật TNHH 1 thành viên thì gửi hồ sơ đến Sở tư pháp tỉnh Đồng Nai.

– Trường hợp 3: Thành lập công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên, công ty luật hợp danh: Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty.

Ví dụ các luật sư ở các Đoàn luật sư Đồng Nai, Bình Dương thành lập công ty luật TNHH 2 thành viên đặt trụ sở tại Vũng Tàu thì nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Bước 3: Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư

Sau khi nhận được hồ sơ tại bộ phận một cửa, cán bộ Sở Tư pháp sẽ kiểm tra, sẽ có các trường hợp như sau:

– Trường hợp 1: Hồ sơ đầy đủ, đúng quy định pháp luật thì sẽ được tiếp nhận, cán bộ tại bộ phận một cửa sẽ ghi phiếu hẹn trả kết quả, đồng thời vào sổ tiếp nhận đăng ký tổ chức hành nghề luật sư.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư

– Trường hợp 2: Hồ sơ còn thiếu thì cán bộ tiếp nhận sẽ hướng bổ sung theo quy định, lúc này tổ chức hành nghề luật sư cần bổ sung hồ sơ theo quy định.

– Trường hợp 3: Hồ sơ nộp sai thẩm quyền tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận sẽ giải thích và hướng dẫn các bạn nộp hồ sơ đúng thẩm quyền theo như bước 2 công ty luật Nhân Hậu đã phân tích ở trên.

Lưu ý: Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn luật sư mà mình là thành viên.

Như vậy, trên đây là quy trình thành lập tổ chức hành nghề luật sư với 3 bước, sau khi nhận được Giấy đăng ký hoạt động thì các bạn có thể hoạt động, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng.

IV. Một số lưu ý khi thành lập tổ chức hành nghề luật sư

– Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư

Theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Luật luật sư 2015, một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Do đó, khi đã tự mình thành lập văn phòng luật sư, hoặc tự mình thành lập công ty uật TNHH 1 thành viên, hoặc tham gia thành lập công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên, hoặc tham gia thành lập công ty luật hợp danh thì không được thành hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư khác.

Ví dụ: Khi luật sư A thành lập văn phòng luật sư ABC thì luật sư A này không được thành lập văn phòng luật sư khác nữa, cũng không được thành lập công ty luật, không được tham gia thành lập công ty luật khác.

– Khi đã thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư thì không được hành nghề với tư cách cá nhân.

Theo quy định tại Điều 23 Luật luật sư 2015 thì luật sư chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề, đó là hành nghề với tư cách cá nhân hoặc hành nghề bằng hình thức thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư. Theo đó, khi đã thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư thì không được làm việc với tư cách cá nhân và ngược lại.

Ví dụ: Luật sư X đã thành lập văn phòng luật sư XYZ thì không được làm việc với tư cách cá nhân theo quy định pháp luật và ngược lại, luật sư X đã làm việc với tư cách cá nhân thì không được mở công ty luật, không được mở văn phòng luật sư.

Trong mọi trường hợp, luật sư muốn chuyển đổi hình thức hoạt động thì phải đăng ký với Sở tư pháp.

– Luật sư phải gia nhập Đoàn luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư mình thành lập hoặc tham gia thành lập

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động thì các luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư không phải là thành viên của Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư nơi có tổ chức hành nghề luật sư hoặc chi nhánh.

Ví dụ: Luật sư A là thành viên của Đoàn luật sư Hà Nội, sau đó thành lập văn phòng luật sư tại TPHCM thì sau khi nhận được Giấy đăng ký hoạt động, luật sư A phải chuyển về gia nhập Đoàn luật sư TPHCM.

Trong trường hợp 3 luật sư ở các Đoàn luật sư Bình Dương, Hải Phòng, Đà Nẵng cùng thành lập công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên tại TPHCM thì cả 3 luật sư này phải chuyển về gia nhập vào Đoàn luật sư TPHCM.

V. Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề luật sư

1. Mẫu TP-LS-02 đăng ký thành lập văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Mẫu TP-LS-02

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ, CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

 

 

Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)………………………………

 

Tên tôi là (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………..…… Ngày sinh: …../……/……

Là thành viên Đoàn luật sư tỉnh (thành phố)………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Điện thoại:………………………………… Email:…………………………………………..

Tên cơ quan, tổ chức đã ký hợp đồng lao động: ……………………………………………………

Địa chỉ cơ quan, tổ chức đã ký hợp đồng lao động: ………………………………………………

Số điện thoại: …………………………. Fax: ………………………….   Email: ……………………………

Số hợp đồng lao động: ……………………………………………………………………………………………..

Thời gian đã làm việc tại cơ quan, tổ chức: …………………………………………………………….

Đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên với nội dung sau đây:

  1. Tên gọi dự kiến của văn phòng luật sư/công ty luật (tên gọi đầy đủ ghi bằng chữ in hoa): ………………………………………………………………………………………………………..

Tên giao dịch (nếu có): ………………………………………………………………………………………

  1. Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:……………… Fax: ………………… Email:…………………………………..

Website:……………………………………………………………………………………….

  1. Người đại diện theo pháp luật:

Họ và tên: ………………………… Nam/Nữ: ………. Ngày sinh: ………/……./………

Chứng minh nhân dân số : ……….………………………………………………………….………..

Ngày cấp: ……/……./……………… Nơi cấp:……………………………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Thẻ luật sư số……….. do Liên đoàn luật sư Việt Nam  cấp ngày: ……… /……./……….

Là thành viên Đoàn luật sư tỉnh (thành phố): …………………………………………………………

  1. Lĩnh vực đăng ký hoạt động:

………………………………………………………………………………………………………………..………………

……………………………………………………………………………………………………………….……………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..………………………

……………………………………………………………………………………………………….…………………….

Tôi cam đoan nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định.

Tỉnh (thành phố), ngày    tháng   năm

Người đại diện theo pháp luật

 

 

2. Mẫu TP-LS-03 Giấy đăng ký thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh

Mẫu TP-LS-03

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2015/TT-BTP)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY LUẬT HỢP DANH, CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

 

Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh (thành phố)……………………………………

 

Chúng tôi gồm các luật sư có tên trong danh sách sau đây:

Stt Họ tên Năm sinh Thẻ luật sư (ghi rõ số và ngày cấp) Thành viên Đoàn luật sư tỉnh (thành phố) Số điện thoại liên hệ

Đăng ký hoạt động cho công ty luật hợp danh, công ty luật  trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên với các nội dung sau đây:

Tên gọi dự kiến của công ty luật (tên gọi đầy đủ ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………………………………………………………………………………………………..

Tên giao dịch (nếu có): ………………………………………………………………………………………

  1. Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:…………………Fax: …………………Email:…………………………………

Website:………………………………………………………………………………………..

  1. Người đại diện theo pháp luật:

Họ và tên: …………………………………… Nam/Nữ:………Ngày sinh: …../…../……

Chứng minh nhân dân số: …………………………Ngày cấp: ………/………./………..

Nơi cấp:………………………………………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………

Thẻ luật sư số……….. do Liên đoàn luật sư Việt Nam  cấp ngày: ……… /……./………

Là thành viên Đoàn luật sư tỉnh (thành phố): ………………………………………………..

  1. Lĩnh vực đăng ký hoạt động:

………………………………………………………………………………………………………………..………………

……………………………………………………………………………………………………………….……………….

………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………..…………………

…………………………………………………………………………………………………………….………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi cam đoan nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định.

Tỉnh (thành phố), ngày    tháng   năm

Chữ ký của các luật sư thành viên

                                                            (ghi rõ họ tên của từng luật sư thành viên

 

Đánh giá nội dung

Bài nổi bật

Những trường hợp ngoại lệ về nghĩa vụ giữ bí mật của luật sư

Những trường hợp ngoại lệ về nghĩa vụ giữ bí mật của luật sư

Theo quy định trong Luật luật sư, Điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *