Cho vay nặng lãi 3 nghìn đồng một ngày trên 1 triệu có bị phạm tội không? xin chào Công ty Luật Nhân Hậu, được biết quý công ty cung cấp hình thức tư vấn miễn phí qua email, em xi phép được hỏi một vấn đề: Em đang cho bạn em vay 1 triệu đồng, tiền lãi em thu hàng ngày là 3 nghìn đồng/ 1 ngày. Vậy xin hỏi em có phạm tội cho vay nặng lãi không?
Xin chào bạn Hoàng Lương, để trả lời cho câu hỏi của bạn, dưới đây công ty Luật Nhân Hậu sẽ phân tích quy định pháp luật và đưa ra câu giải đáp chi tiết cho bạn.
Mục lục
- Cho vay nặng lãi 3 nghìn đồng một ngày trên 1 triệu có bị phạm tội không?
- Cách tính vay lãi ngày, tháng, năm đúng quy định pháp luật
- Người đi vay nặng lãi có bị phạt tù không?
- Tại sao công ty tài chính cho vay lãi cao nhưng không bị Công an bắt?
- Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Cho vay nặng lãi 3 nghìn đồng một ngày trên 1 triệu có bị phạm tội không?
Xin chào Công ty Luật Nhân Hậu, được biết quý công ty cung cấp hình thức tư vấn miễn phí qua email, em xi phép được hỏi một vấn đề: Em đang cho bạn em vay 1 triệu đồng, tiền lãi em thu hàng ngày là 3 nghìn đồng/ 1 ngày. Vậy xin hỏi em có phạm tội cho vay nặng lãi không?
Xin chào bạn Hoàng Lương, để trả lời cho câu hỏi của bạn, dưới đây công ty Luật Nhân Hậu sẽ phân tích quy định pháp luật và đưa ra câu giải đáp chi tiết cho bạn.
Tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định, người nào cho vay và thu lãi suất gấp 5 lần trong theo định Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên, hoặc hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 quy định về lãi suất cho vay là không vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay. Như vậy, theo quy định này thì cá nhân khi cho vay trong giao dịch dân sự chỉ được phép thu lãi suất dưới 1,66%/ tháng, 0,055%/ ngày. Trong khi đó lãi 3 nghìn đồng một ngày trên 1 triệu
Đối với trường hợp của bạn khi cho vay 1 triệu và thu lãi ngày sẽ được tính như sau:
– Lãi tháng: (1.000.000 x 0,2) / 12 tháng = 16.666 đ/ tháng
– Lãi ngày: (1.000.000 x 0,2) / 12 tháng / 30 ngày = 555 đ/ ngày
Như vậy, trường hợp bạn cho vay 1 triệu mà thu lãi 3 nghìn đồng/ ngày là cao gần gấp 5,5 lần so với mức quy định, vượt quá quy định so với 5 lần, cho nên có dấu hiệu của tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự. Tuy nhiên, phải xem xét đến yếu tố bạn thu lợi từ việc cho vay đó là bao nhiêu, nếu thu lợi từ 30 triệu đồng trở lên thì phạm tội cho vay nặng lãi.
Mặc dù là hành vi cho vay thu lãi suất cao hơn 5 lần nhưng vẫn chưa bị coi là tội cho vay nặng lãi, đây mới chỉ là dấu hiệu của tội phạm. Việc xem xét tội phạm cho vay nặng lãi còn phải xét đến yếu tố thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên.
Trường hợp của bạn gửi về công ty Luật Nhân Hậu không nêu rõ bạn đã cho vay trong bao lâu và thu lợi bao nhiêu tiền từ việc cho vay đó, cho nên chúng tôi sẽ nêu ra 3 trường hợp đối với bạn như sau:
– Trường hợp 1: Nếu như bạn thu lợi từ việc cho vay đó từ 30 triệu đồng trở lên thì bạn phạm tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, khung hình phạt cao nhất là bị phạt tiền từ 200 – 1 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. (theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự)
– Trường hợp 2: Bạn thu lợi từ việc cho vay đó dưới 30 triệu đồng mà trước đó bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì phạm tội cho vay nặng lãi, khung hình phạt là phạt tiền từ 50 triệu – 200 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
– Trường hợp 3: Bạn thu lợi dưới 30 triệu đồng và trước đó chưa bị xử phạt gì hết, bạn sẽ bị xử phạt hành chính đối với hành vi cho vay nặng lãi, cụ thể bạn sẽ bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng (theo điểm đ khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
– Trường hợp 4: Nếu như cơ quan chức năng không phát hiện ra việc bạn cho vay nặng lãi, nhưng người đi vay tiền của bạn biết quy định pháp luật về lãi suất cho vay, họ có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu (vô hiệu phần lãi vay vượt quá quy định pháp luật). Lúc này bạn chỉ được thu của người đó 555 đ/ ngày, 16.666 đ/ tháng, và 200.000 đ/ năm.
– Trường hợp 5: Khi người đi vay làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, nếu xét thấy vụ việc cho vay nặng lãi của bạn có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan Tòa án có thể tố giác tội phạm hoặc yêu cầu khởi tố vụ án về tội cho vay nặng lãi. Như vậy, trong trường hợp này nếu có tranh chấp xảy ra, bạn nên thỏa thuận với người đi vay để tránh làm thiệt hại cho bạn.
Như vậy, để trả lời cho câu hỏi Cho vay nặng lãi 3 nghìn đồng một ngày trên 1 triệu có bị phạm tội không thì phải căn cứ vào việc thu lợi từ việc cho vay đó, nếu như thu lợi từ 30 triệu đồng trở lên là phạm tội cho vay nặng lãi, trường hợp thu lợi dưới 30 triệu đồng thì sẽ bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng.
Cách tính vay lãi ngày, tháng, năm đúng quy định pháp luật
– Cách tính lãi ngày: (Tổng số tiền cho vay X % lãi suất) / 12 tháng / 30 ngày
Ví dụ: A cho B vay số tiền 500 triệu đồng, thỏa thuận lãi suất vay là 15%/ năm. Như vậy công thức tính lãi ngày sẽ như sau: (500.000.000 x 0,15) / 12 tháng / 30 ngày = 208,333 đ/ ngày.
– Cách tính lãi tháng: (Tổng số tiền cho vay x % lãi suất) / 12 tháng
Ví dụ: A cho B vay số tiền 500 triệu đồng, thỏa thuận lãi suất vay là 15%/ năm. Như vậy công thức tính lãi theo tháng sẽ như sau: (500.000.000 x 0,15) / 12 tháng = 6.250.000 đ/ tháng.
– Cách tính lãi năm: Tổng số tiền cho vay x % lãi suất
Ví dụ: A cho B vay số tiền 500 triệu đồng, thỏa thuận lãi suất vay là 15%/ năm. Như vậy công thức tính lãi theo năm sẽ như sau: 500.000.000 x 0,15 = 75.000.000 đ/ năm.
Theo quy định pháp luật, lãi suất cho vay trong giao dịch dân sự là do các bên thỏa thuận, tuy nhiên khi thỏa thuận lãi suất cho vay không được quá 20%/ năm của tổng số tiền cho vay, do vậy khi tham gia quan hệ cho vay trong giao dịch dân sự, các bên cần chú ý đến lãi suất vay, đặc biệt là phía bên cho vay để tránh vi phạm quy định pháp luật.
Người đi vay nặng lãi có bị phạt tù không?
Hiện tại trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 không quy định về hành vi đi vay nặng lãi, do đó người đi vay nặng lãi không vị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng sẽ không bị phạt tù, bởi vì trong trường hợp này, người đi vay nặng lãi là bị hại trong vụ án hình sự, do đó họ không phạm tội.
Hiện nay, tình trạng cho vay nặng lãi xuất hiện rất phổ biến, những biển quảng cáo được dán tràn lan trên cột điện, tờ rơi quảng cáo cho vay tiền nhanh,… Với ưu điểm là việc giải ngân nhanh chóng, chỉ cần giấy tờ tùy thân và hộ khẩu là người đi vay có thể được giải ngân một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, hiện nay các app cho vay nặng lãi suất hiện tràn lan trên ứng dụng điện thoại, việc vay tiền qua app là thủ tục rất đơn giản, chỉ cần chụp ảnh chân dung và ảnh chứng minh thư/ căn cước công dân 2 mặt là có thể được giải ngân một cách nhanh chóng.
Có thể nói được rằng, những người đi vay nặng lãi là những người đang rất cần tiền và cần rất gấp để lo một số công việc trong cuộc sống, có thể người đi vay nặng lãi không biết quy định pháp luật về lãi suất vay, trong đó cũng có người biết rõ quy định pháp luật về lãi suất vay nhưng vẫn chấp nhận vay vì đang rất cần tiền để lo công việc trước mắt. Do vậy mà các đối tượng cho vay nặng lãi thường có thủ tục giải ngân nhanh chóng, đây là một trong những ưu điểm mà nhiều người lựa chọn hình thức vay nóng thay vì vay ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Sau khi biết hoặc đã biết các đối tượng cho vay nặng lãi nhưng người đi vay không dám yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu phần vượt quá lãi suất vay, cũng không dám tố giác tội phạm đến cơ quan chức năng vì sợ vị trả thù,… Do đó mà cắn răng chấp nhận còng lưng trả lãi cho các đối tượng này.
Để thu tiền, các đối tượng này thường dùng các biện pháp trái quy định pháp luật để gây áp lực đòi nợ như liên tục gọi điện cho người thân để gây áp lực, đăng ảnh nói xấu lên mạng xã hội Facebook, tạt sơn, tạt mắm tôm để đòi nợ,… những hành vi này gây mất an ninh trật tự, cần được cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt hơn.
Tại sao công ty tài chính cho vay lãi cao nhưng không bị Công an bắt?
Xin chào đội ngũ luật sư công ty Luật Nhân Hậu, theo em được tìm hiểu thì khi cho vay lãi suất hơn 5 lần (tức là lãi suất 100%) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, vậy tại sao một số công ty tài chính cho vay với lãi suất cao hơn 100% mà vẫn không bị Công an bắt? Em xin cảm ơn đội ngũ luật sư!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về Công ty Luật Nhân Hậu, và để trả lời thắc mắc của bạn, dưới đây công ty Luật Nhân Hậu sẽ phân tích quy định theo Luật các tổ chức tín dụng.
Tại khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về lãi suất vay như sau:
“Điều 91. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật tổ các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi bổ sung 2017 thì không quy định mức trần đối với lãi suất vay, mà lãi suất vay sẽ do công ty tài chính và người đi vay thỏa thuận, do vậy mà mặc dù các công ty tài chính cho vay lãi suất cao nhưng vẫn không bị cơ quan chức năng xử lý.
Tuy nhiên, trong trường hợp các công ty tài chính đã ấn định một mức lãi suất vay và đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, sau đó lại thỏa thuận với khách hàng về mức lãi suất vay cao hơn mức lãi suất ấn định mà Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận đó thì công ty tài chính đó vẫn có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Như vậy, không phải cứ thành lập công ty tài chính thì muốn cho vay với lãi suất bao nhiêu tùy ý, mà phải được sự chấp thuận của Ngân hàng nhà nước về mức lãi suất cho vay tùy nhu cầu và tùy lĩnh vực cụ thể.
Trong trường hợp là người đi vay tiền của các tổ chức tín dụng,công ty tài chính, ngân hàng thì cần xem xét thật kỹ hợp đồng vay, cụ thể nên xem kỹ các điều khoản về thời hạn hợp đồng, lãi suất vay, phạt chậm thanh toán, và các điều khoản khác trong hợp đồng để tránh rơi vào tình trạng “lãi mẹ đẻ lãi con”.
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự nếu thu lợi bất chính từ 30 – dưới 100 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; Trường hợp thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200 triệu – 1 tỷ đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Tại điều 201 Bộ luật hình sự quy định về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự cụ thể như sau:
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Theo quy định nêu trên, công ty Luật Nhân Hậu có thể liệt kê ra các trường hợp và khung hình phạt đối với tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau:
– Cho vay với lãi xuất từ 100%/ năm của khoản tiền vay, thu lợi bất chính từ 30 – dưới 100 triệu đồng thì thì bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
– Cho vay với lãi xuất từ 100%/ năm của khoản tiền vay, thu lợi bất chính dưới 30 triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
– Cho vay với lãi xuất từ 100%/ năm của khoản tiền vay, thu lợi bất chính dưới 30 triệu đồng nhưng trước đó đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
– Cho vay với lãi xuất từ 100%/ năm và thu lợi bất chính trên 100 triệu đồng thì thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm (ví dụ như cán bộ ngân hàng, cán bộ trong công ty tài chính, cán bộ tổ chức tín dụng,… có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ đó từ 1 – 5 năm).
Như vậy, trên đây công ty Luật Nhân Hậu đã giải đpá các bạn câu hỏi Cho vay nặng lãi 3 nghìn đồng một ngày trên 1 triệu có bị phạm tội không và các vấn đề liên quan, hy vọng có thể giúp các bạn thu lãi trong việc cho vay dân sự một cách hợp lý, tránh vi phạm pháp luật. Chúc các bạn thành công!