Home / Hoạt động nghề nghiệp / Luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp bị xử lý như thế nào?

Luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp bị xử lý như thế nào?

Luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp có bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự không? Các biện pháp xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư được áp dụng như thế nào? Dưới đây công ty luật Nhân Hậu sẽ giải đáp các bạn vấn đề luật sư vi phạm quy định pháp luật về đạo đức và ứng xử khi hành nghề luật sư tại Việt Nam.

1. Luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp là gì?

Luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp là những hành vi vi phạm Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ), bao gồm những hành vi trong mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp, cơ quan – người tiến hành tố tụng, truyền thông – quảng cáo, mối quan hệ với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Tại phần giới thiệu trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc) đã có phần giới thiệu về đạo đức nghề nghiệp luật sư như sau:

“Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội.

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Mỗi luật sư phải lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội”.

2. Các biện pháp xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư

Theo quy định tại Điều 85 Luật luật sư 2015 thì hiện nay có 4 biện pháp xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng, xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư. Tùy thuộc mức độ vi phạm mà sẽ bị kỷ luật bằng 1 trong 4 hình thức trên.

Để làm rõ trường hợp nào luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp thì bị xử lý kỷ luật bằng biện pháp nào, ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành Quy định về xử lý kỷ luật luật sư được ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-BTVLĐLSVN, cụ thể như sau:

1. Khiển trách;

Tại Điều 28 trong “Quyết định 50/QĐ-HĐLSTQ ngày 08/3/2023 về Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật” quy định, luật sư vi phạm đạo đức nghề nghiệp bị xử lý kỷ luật bằng biện pháp “Khiển trách” nếu như luật sư có hành vi vi phạm lần đầu với mức độ nhẹ, có thiện chí khắc phục vi phạm.

2. Cảnh cáo;

Tại Điều 29 trong “Quyết định 50/QĐ-HĐLSTQ quy định, luật sư bị xử lý kỷ luật bằng biện pháp “Cảnh cáo” nếu như thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, đang trong thời gian chưa được xoá kỷ luật mà tiếp tục vi phạm với mức độ có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách;

– Gây ảnh hưởng xấu đối với uy tín nghề luật sư;

– Gây thiệt hại không lớn về tài sản đối với khách hàng và chưa khắc phục xong hậu quả;

– Gây thiệt hại lớn về tài sản đối với khách hàng nhưng đã khắc phục toàn bộ hậu quả trước thời điểm ban hành quyết định kỷ luật;

– Nhiều lần trong năm không chấp hành việc phân công của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư về bào chữa theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng;

– Các hành vi vi phạm khác với tính chất, mức độ vi phạm ít nghiêm trọng.

3. Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng;

Tại Điều 30 trong “Quyết định 50/QĐ-HĐLSTQ quy định luật sư bị áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật bằng hình thức “Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng” nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đã bị xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đang trong thời gian chưa được xoá kỷ luật mà tiếp tục vi phạm với mức độ có thể áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo;

– Gây ảnh hưởng rất xấu đối với uy tín nghề luật sư;

– Gây thiệt hại lớn về tài sản đối với khách hàng nhưng chưa khắc xong hậu quả;

– Gây thiệt hại rất lớn về tài sản đối với khách hàng nhưng đã khắc phục toàn bộ hậu quả.

4. Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.

Tại Điều 31 trong “Quyết định 50/QĐ-HĐLSTQ quy định luật sư bị áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật bằng hình thức “Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư” nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Các trường hợp mà Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định đương nhiên bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư;

– Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, bao gồm:

+ Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

+ Lừa dối hoặc lợi dụng sự tin tưởng để chiếm giữ, sử dụng tài sản của khách hàng trái quy định;

+ Gây thiệt hại rất lớn về tài sản của khách hàng mà không khắc phục hậu quả hoặc tuy có khắc phục nhưng hậu quả vẫn còn rất lớn;

+ Giây ảnh hưởng đặc biệt xấu đối với uy tín nghề luật sư;

+ Câu kết, kích động, gây mất đoàn kết nội bộ trong Đoàn Luật sư, Liên đoàn ở mức độ nghiêm trọng;

+ Cản trở, phá hoại Đại hội luật sư, Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc, hoạt động phát triển của Đoàn Luật sư, Liên đoàn.

– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư mà trong thời hạn một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định kỷ luật lại có hành vi vi phạm đến mức bị xem xét xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo trở lên.

– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư từ 06 tháng đến 24 tháng nhưng vẫn cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng trong thời gian bị tạm đình chỉ;

Như vậy, trên đây là các biện pháp xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp đối với luật sư mới nhất theo quy định pháp luật. Ngoài ra nếu luật sư gây thiệt hại thì phải bồi thường, trường hợp vi phạm mức độ nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đánh giá nội dung

Bài nổi bật

Những trường hợp ngoại lệ về nghĩa vụ giữ bí mật của luật sư

Những trường hợp ngoại lệ về nghĩa vụ giữ bí mật của luật sư

Theo quy định trong Luật luật sư, Điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam, …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *